Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Nó gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước.
mọi người giúp mình nhớ nêu câu cảm thán và thành phần khởi ngữ mỗi phép liên kết Thế (gạch chân và chỉ rõ) vs ạ :(
em coi ý để làm nhe:
Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi" + “thiểu quang” --> Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân.
- Bức tranh tuyệt mĩ:
+ Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt.
+ Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + Nghệ thuật đào ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên.
=> Ngồi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.
Khổ thơ giống như lời chào dã biệt của người con miền Nam đã thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam,xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng màđược bộc lộ thể hiện ra ngoài:" Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng, từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịnrịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giảcũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòngmình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để đượcluôn ở bên Người trong thế giới của Người:" làm con chim hót, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu". Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt củatác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanhlăng.Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốnnày” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trungthành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đãđưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ýnguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.:>>>