Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Tham khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Tham khảo
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh cột nhà với hai bộ phận là gỗ và nước sơn, để nói về phẩm chất con người. Ông cha ta nhấn mạnh, một cây cột đúng nghĩa thì chất lượng gỗ quan trọng hơn lớp sơn bên ngoài. Từ đó ẩn dụ rằng làm người thì phẩm chất, tính cách, tài năng bên trong quan trọng hơn vẻ đẹp phù phiếm của ngoại hình bên ngoài. Ý kiến ấy được tác giả khẳng định qua hình ảnh so sánh ở câu thơ thứ hai. Từ so sánh “còn hơn” đã thể hiện sự đánh giá cao tuyệt đối của người xưa về giá trị nội tại của con người. Từ đó, ông cha khuyên răn chúng ta nên xây dựng phẩm chất tốt, trau dồi và rèn luyện trí tuệ, kĩ năng thay vì chỉ đề cao vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài. Cho đến nay, bài học ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Nói lời phảI giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em thích thú . tác giả dân dan mượn hình ảnh con bướm chợp chờn, đậu rồi lại bay, ko để lại đấu vết j để phe phán những ngưởi nói mà ko biết giữa lời hứa. lời nói cửa hộ như con bướm Nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lạ được những j mình nói . Qua hình ảnh ấy ông cha ta nhấn mạnh về bài họ phải giữ chữ "tín" ,nói được phải làm được ko được nuốt lời.
HT k và kết bạn với mình nha
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình.
Khổ thơ đầu đã miêu tả hành trình của bầy ong: “đôi cánh đàn thắng trời”, “bay đến trọn đời tình hoa”, “nẻo đường xa”. Bầy ong bay đến nhiều nơi: rừng sâu, bờ biển, quần đảo, khơi xa, rừng. hoang, biển xa… đó là những nơi mang vẻ đẹp nguyên sơ, đặc biệt nhiều hoa thơm. Là nơi rừng sâu “Bập bùng hoa chuối, trắng nhiều hoa ban”. Là nơi bờ biển sóng tràn có “làng cây cắt bão, chịu làng tù hoa”. Là nơi quần đảo “có loài hoa nở như là không tên”, nghĩa là loài hoa lạ, hoa quý. Lời thơ giúp chúng ta cảm nhận được sự cần cù, siêng năng của những chú ong. Từ đó tác giả cũng nhắn nhủ với con người trên hành trình cuộc đời, hãy luôn cố gắng, bản lĩnh, dũng cảm vươn tới những mơ ước tốt đẹp.