Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lan là người bn thân của em. Ban lan học rất giỏi. Các năm học liền, bn luôn được các bn bầu làm lớp trưởng. Nhưng không vì thế mà bn trở nên kiêu căng, tự phụ mà ngược lại, Lan là người bn rất thân thiện, hòa đồng với các bn. trong học tập, bn luôn đạt điểm cao tất cả các môn nên bn luôn là học sinh giỏi nhất lớp. Năm nào, bn ấy cũng là hs xuất sắc được các bn rất kính trọng, nể phục. Bn ấy thực sự là tấm gương sáng cho e noi em trong học tập.
Bạn thân nhất của tôi là Hòa. Hòa là lớp trưởng lớp tôi. Bạn ấy học rát giỏi. Hòa có dáng người cân đối. Hòa luôn hòa đồng với mọi người. Ở nhà, Hòa là người con ngoan, người em lễ độ, người chị đảm đang. Ở trường, Hòa là lớp trưởng gương mẫu, học trò chăm ngoan,người bạn thân thiên. Các thầy cô rất yêu quý Hòa. Hòa là người bạn tôt của em, là tấm gương để em noi theo!!!
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm.
Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
chép mạng đó, viết mỏi tay lém, hổng viết đâu
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.
Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”
Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.
Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.
Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…
Bài kia mk rất xl vì mấy tấm hình nhá
Bài 2 :
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
chúc bn hc tốt !
Làm cho câu truyện thêm sinh động hấp dẫn người nghe người đọc
1. MB
* Giới thiệu chung
- Cuộc đi do ai tổ chức ? Đi vào dịp nào ? Thăm di tích nào ?
2. TB
* Diễn biến cuộc đi thăm
- Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến gặp
- Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3 . KB
* Cảm nghĩ của em
- Gắn bó hơn với người cùng đi ( VD : thầy cô, bạn bè, bố mẹ, anh chị, em)
- Hiểu và thêm yêu quê hương và đất nước
Tôi rất yêu và tự hào về gia đình mình.
Gia đình nhỏ của tôi lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và sự hiếu động của em trai. Bố tôi vốn là bộ đội chiến đấu ngoài chiến trường, đến nay vẫn công tác trong ngành quân đội. Có lẽ vì trải qua những năm tháng đấu tranh và rèn luyện, bố tôi trở nên cương trực và nghiêm khắc hơn nhưng cũng rất vui tính, dí dỏm. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Bố không chỉ là điểm tựa tinh thần cho mẹ mà còn là tất cả với chị em tôi. Khác với bố, mẹ là người phụ nữ yếu mềm, dịu dàng và đảm đang. Như những người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn thế, mẹ chịu khó, hi sinh mà không một lời than vãn. Mẹ luôn coi chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn vừa là người thầy vĩ đại nhất. Bố mẹ là thần tượng trong trái tim tôi. Vui nhộn, hiếu động nhất nhà không ai khác là cậu em trai sáu tuổi. Năm nay, nó sẽ vào lớp một. Nhìn cậu hào hứng chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới, tôi như gặp lại chính mình của năm năm về trước, cũng hồn nhiên trong sáng như thế. Tuy hiếụ động nhưng em ngoan ngoãn và rất thông minh. Hai chị em tôi có thể chơi với nhau suốt ngày không chán. Nếu một ngày mà thiếu vắng tiếng nói tiếng cười của em, gia đình tôi dường như trống trải, nhất là tôi sẽ nhớ em vô cùng...
Gia đình nhỏ của tôi thật hạnh phúc. Cũng sẽ có lúc khó khăn hay gặp phong ba giông tố nhưng gia đình tôi vẫn sẽ mãi kiên cường vì trong mọi người đều có một trái tim yêu thương, tin tưởng.
Chúc bn hc tốt !
Chào Các bạn! Mình là Đỗ Kim Thanh học sinh lớp 6A trường THCS Đức Giang. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng rất yêu quý gia đình mình.
Mình cũng vậy, mình cũng rất yêu gia đình của mình. sau đây mình sẽ kể về gia đình mình:
Gia đình mình có 4 người đó là Bố mình, mẹ mình, mình và cậu em trai. Bố mình tên là Thắng năm nay bố đã 36 tuổi rồi. Bố mình rất hiền nhưng đôi lúc cũng rất nghiêm khắc. Bố mình là người bảo vệ và che chở cho gia đình và chị em mình.
Trong gia đình, ngoài bố là người bảo vệ và che chở cho chúng mình có có mẹ. Mẹ mình tên là Thủy. Năm nay mẹ 34 tuổi, mẹ mình là một người mẹ rất hiền và đảm đang. Còm em mình tên là Nhi, năm nay em ấy được 5 tuổi.
Em mình đang học ở trường mầm non Hoa Sen. Em mình luôn là một đứa bé ngoan. Tiếp theo là mình, mình thích nhất là đọc truyện, công việc ở nhà của mình là quyét nhà, rửa bát và học.
Mình rất yêu quý gia đình mình. Gia đình mình gia đình tràn ngập tiếng cười. Mình rất mong gia đinh mình lúc nào cũng hạnh phúc.
- Mở bài: ( 0,5 điểm.)
- Giới thiệu cảnh sẽ tả :Thời gian(buổi sáng), không gian( trời trong xanh- đẹp), địa điểm(vườn nhà em.
- Ấn tượng của em về cảnh.
b- Thân bài: (4,0 điểm).
- Tả bao quát : những nét chung, đặc sắc của toàn cảnh(màu sắc, âm thanh, mùi vị).
- Tả chi tiết: + Chọn những cảnh tiêu biểu để tả( sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật…)
+ Hoạt động của con người làm nổi bật cảnh.
+ Giá trị kinh tế của khu vườn đối với gia đình em…
c- Kết bài: (0,5 điểm).
Cảm nghĩ chung của em về cảnh: + cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh.
+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn,
Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa. Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.
Tick nha?
" Quê hương" hai tiếng gọi thân thương ấy nghe mới quen thuộc làm sao. Bởi đây chắc có lẽ nơi chôn rau cắt rốn của tôi và cũng chính nơi đây đã có ko biết bao kỉ niệm vui buồn của tôi: nào là cây đa; con đò, giếng nước quen thuộc,.....Riêng với tôi kỉ vật mà có lẽ tôi ko quên được chính là lũy tre làng. Từ xa nhìn lại cả lũy tre như một vòi phun nước xanh khổng lồ tỏa ra tứ phía tạo nên một vòng tròn như bao bọc lấy lãnh địa của chúng. Đến lại gần mới thấy hết vẻ đẹp của nó.Thân tre xanh mượt, được chia ra làm từng khúc, có cây có đến 33 khúc mà nhìn cứ tưởng là 100 khúc như cây tre trong truyện cổ tích. Những cây tre dính sát nhau như có một sơi dây liên kết găn bó tình cảm của bọn chúng lại với nhau tạo nên một luồng sức mạnh ko gì sánh nổi. Bởi đấy chắc có lẽ cũng là tượng trưng cho truyền thống đoàn kết lâu đời của nhân dân ta. Chúng đứng sát nhau giông như 1 chiếc ô dù màu xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho lũ trẻ trong làng. Hình ảnh lũy tre chính là 1 dấu ấn trong kỉ niệm tuổi thơ của tôi và nó sẽ mãi lưu giữ trong tâm trí tôi.
Hai tiếng " bạn thân " nói lên thật hay và ai cũng có " bạn thân" , không trừ ai. Em cũng có bạn thân. Bạn thân của em tên là Kiều Duyên. Bạn rất xinh đẹp, hiền lành, nhưng hơi lười một tý. Bạn luôn chỉ dạy em học bài các môn, đặc biệt là bộ môn anh văn. Mỗi khi em hiểu bài bạn nở nụ cười rạng rỡ như mặt trời vậy.Mỗi khi em ốm, bạn không quản ngại mưa gió lặn lội xa gần mười cây số với chiếc xe đạp cũ kĩ đến thăm em. Em nhớ có lần em bị một nhóm học sinh nữ bắt nạt, chính Kiều Duyên đã xông ra như một anh hùng bảo vệ em , đòi lại công lí cho bạn. Em rất quý bạn ấy. Nếu sau này lớn lên, em sẽ cũng vẫn thân với bạn. Mong cho tình bạn giữa em và Kiều Duyên vẫn luôn thắm thiết. Em sẽ lấy Kiều Duyên về làm vợ sau này.