K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2021

Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.

Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối.

 

Lời chia tay đẹp nhất thế gian là câu chuyện kể về bà nội trợ Kim In Hee và gia đình của bà. Kim In Hee là một người mẹ, người vợ, người con dâu tảo tần, chịu thương chịu khó. Bà đã dành cả cuộc đời để chăm sóc, vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình.

Bà có một người chồng làm bác sĩ, tính tình cộc cằn, vô tâm; một người mẹ chồng già đã mất trí nhớ, khi thì đánh đập, buông những lời chửi bới, mắng nhiếc thậm tệ, một đứa con gái luôn mải mê chạy theo công việc và tình cảm sai trái của mình mà chẳng mấy khi quan tâm đến mẹ; một đứa con trai luôn thất bại trong việc thi cử nên lúc nào cũng chán chường và một người em trai luôn đắm mình trong cờ bạc, rượu chè. Họ bận bịu với công việc, với cuộc sống ngoài kia, với những con người xa lạ mà quên đi một người vẫn hằng ngày lo cho họ từng bữa cơm, từng bộ quần áo. Cuộc sống của bà cứ trôi qua một cách bình dị và lặng lẽ, với căn bếp nhỏ, với những công việc đang dang dở của mình.

Cả cuộc đời bà chưa từng mưu cầu một điều gì lớn lao, trớc mong duy nhất của bà chỉ là cả nhà có thể kịp dọn đến ngôi nhà mới đang xây để tránh những cơn gió rét của mùa đông. Ấy vậy mà, ước mong nhỏ bé, bình dị ấy chưa kịp thực hiện, bà đã phải bỏ lại tất cả. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, bà được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể chữa trị. Căn bệnh này chắc hẳn đã có từ lâu, nó len lỏi vào trong những cơn tiểu rắt cùng sự đau đớn, thế nhưng bà nào quan tâm tới những điều ấy. Sự bận bịu với công việc đã khiến bà chẳng màng đến bản thân mình nữa. Đối mặt với cái chết sắp đến của bà, các thành viên trong gia đình mới dần nhận ra giá trị cùng sự vô tâm, bạc bẽo của mình, để rồi trong họ dâng lên nỗi xót xa, ân hận vô cùng. Người chồng tuy là một bác sĩ những giờ đây cũng chỉ biết đứng nhìn vợ mình ngày ngày bị cơn đau giày xé. Mặc dù biết người vợ mình sẽ không qua khỏi nhưng trong ông vẫn nhen nhóm những tia hy vọng. Người con gái vốn mải mê chạy theo công việc và tình yêu, nay đã gác lại tất cả để phụ giúp mẹ việc nhà. Người con trai giờ đây luôn tha thiết cầu xin thời gian trôi chậm lại để mẹ nhận được tờ giấy báo đại học mà bà hằng ao ước. Ngay cả người em trai ngày ngày chỉ biết rượu chè giờ đây cũng đã thay đổi, tu chí làm ăn. Và cũng chính vào những ngày cuối đời, bà cũng được cùng gia đình quây quần, hạnh phúc trong ngôi nhà mới. Bà ra đi trong vòng tay yêu thương của cả gia đình, trong nụ cười mãn nguyện. Cuộc chia tay của họ hiện lên thật xót xa, buồn bã nhưng cũng đẹp nhất thế gian. Chắc hẳn, ai đọc cuốn sách cũng cảm thấy ngỡ ngàng, giật mình vì bản thân bấy lâu nay “nhận” tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ như một lẽ thường tình mà chẳng hề để tâm. Và chỉ khi rời xa me, ta mới nhận ra, những điều ấy thật đáng trân quý biết nhường nào. Thật sự cảm ơn tác giả Noh Hee Kyung đã đem đến cho độc giả cuốn tiểu thuyết vô cùng ý nghĩa và đầy sự xúc động. “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” cũng chính là lời tri ân cuối cùng mà tác giả gửi đến người mẹ quá cố của mình và đã trở thành cuốn sách biểu tượng về tình cảm gia đình, kiệt tác lay động trái tim của biết bao thế hệ người Hàn Quốc trong suốt 22 năm qua.

2 tháng 5 2020

Etou , mik làm thì ko đc hay lắm =='

Mik đặc biệt thích một cuốn sách tên là ''Khi lỗi thuộc về các vì sao của John Green''.Nó đã giúp mình thay đổi cách nghĩ về chính mình. Nó kể về một cô gái tên Hazel đã đc phép màu của y thuật đã giúp the hẹp khối u và ban thêm vài năm sông cho Hazel nhưng cuộc đời coo đang ở vào giai đoạn cuối, từng chương kế tiếp đc viết theo kết quả chuẩn đoán. Nhưng khi có một nhân vật điển trai tên là Augustus Waters đội nhiên xuất hiện tại Hội Tương Trợ Bệnh Nhi Ung Thư, câu chuyện của Hazel sắp đc viết lại hoàn toàn.

Sâu sắc, Táo Bạo, Ngang Tàng, Và Chân Thực,

Khi lỗi thuộc về những vì sao là tác phẩm thương tâm và tham vọng nhất của John Green, tác giả của những giải thưởng, nhưng đồng thời lại khám phá một cách khéo léo nét hài hước, li kỳ , và bi thảm của việc sống và việc yêu

Cảm ơn vì đã đọc đến dòng này

Hok tốt!

2 tháng 5 2020

    Có thể nói sách là thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, sách cho ta tri thức, nuôi dạy tâm hồn và trí tuệ của con người. Và chắc hẳn ai cũng có ít nhất một cuốn sách yêu thích của riêng mình và tôi cũng vậy. “Những kẻ mộng mơ” của Elvis Nguyễn là cuốn sách mà tôi trân quý nhất. Trong một đọc các mẩu tin trên mạng, tôi tình cờ đọc được một vài đoạn trích nhỏ của cuốn sách này, tôi đã nhận ra rằng đây là cuốn sách của cuộc đời tôi.

Có lẽ nhiều bạn trong giới trẻ chúng ta hiện nay không hào hứng với những cuốn sách, các bạn không quan tâm, không muốn mất thời gian của mình vào chúng mà thay vào đó, các bạn sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như Smartphone, Ipad, … Theo thống kê của thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ đọc sách ít nhất thế giới, chỉ khoảng 0,7 cuốn/ năm so với Nhật Bản là 55 cuốn/ năm hay quốc gia Do Thái là 88 cuốn/ năm. Có lẽ rằng sách không cuốn hút các bạn bằng máy tính, smartphone, tivi hay ipad, … nhưng giá trị mà sách mang lại cho bạn vô cùng to lớn. Đó là nguồn tư duy khổng lồ, tri thức vô hạn, những cảm xúc chân thành. Sách chưa cuốn hút các bạn có lẽ bởi vì các bạn chưa tìm thấy cuốn sách của chính mình. Với tôi, cuốn sách đã thay đổi nhận thức của tôi với cuộc đời, cho tôi thêm tri thức và niềm tin, biến đổi cả cuộc sống của tôi, đó chính là “Một lít nước mắt”.

  Hẳn rằng mỗi người chúng ta ai cũng đã có lần cảm thấy rằng mình thật vô dụng, rằng cuộc sống quá nhàm chán khiến ta bất lực, con người ta cảm thấy thật đơn độc, mệt mỏi và đánh mất bản thân mình. Vậy thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Cuốn sách giúp ta tìm lại chính mình, dẫn lối mình đến với bình yên và hạnh phúc. Cuốn sách không hẳn là tản văn hay tiểu thuyết mà có lẽ đơn giản chỉ là một cuốn nhật kí, nhật kí của những người đang theo đuổi đam mê, người theo đuổi danh vọng hay kẻ đang tìm kiếm tình yêu hoặc một thứ gì khác. Bởi vậy ta có thể nhìn thấy được bản thân mình ở trong đó. Tuổi trẻ đầy những hoài bão nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi đau, những vấp ngã khiến ta cảm nhận rõ vị mặn chát của những tổn thương. Ta cảm nhận được vị cuộc đời : “Chúng ta ngủ vùi tuổi thanh xuân của mình trong một quãng đời. Khi tỉnh giấc chúng ta cố gắng tìm hiểu xem mình là ai. Tại sao mình lại tồn tại ở trên đời?” . Vậy tuổi trẻ có gì? Có lẽ là sự cô đơn, sự yếu đuối cùng cực khi đối mặt với cuộc sống. Với lời văn giản đơn không quá màu mè trau chuốt mang lại cho ta nhiều cảm giác chân thực, đầy những cảm xúc lẫn lộn. Ta như có sự đồng điệu với tác giả, từ đó soi chiếu vào bản thân, tìm sự giải thoát cho những khúc mắc trong quá khứ, mở lòng bao dung cho những điều đã qua để trưởng thành, để bắt đầu một hành trình mới.

          Trong những tháng ngày, bản thân mệt mỏi muốn chùn bước, cuốn sách là liều thuốc xoa dịu tâm hồn tôi, làm tôi cảm thấy mình được sẻ chia, thấu hiểu. “Tuổi trẻ chúng ta như một giấc mộng dài không lối thoát. Cho tới ngày chúng ta tỉnh giấc và tìm ra hướng đi cho riêng mình”. Tuổi trẻ của tôi đã có lúc là một trang giấy trắng vì sự lạc lối mất phương hướng nhưng đã có lúc nó cũng là trang giấy úa vàng nhuốm màu vì những giọt mồ hôi và cả nước mắt.

“Có những thứ ở lại. Có những thứ sẽ đi. Một lúc nào đó. Một nơi nào đó. Chúng ta bám víu cảm xúc, sự mất mát. Mà trưởng thành. Quên hết tất cả, hay chấp nhận hiện thực rằng chúng ta đã xa?” Mong ai đó an yên cùng tôi. - Elvis Nguyễn

( mong em hok tốt)

4 tháng 4 2021

Đọc sách là một thói quen tốt mà em duy trì hàng ngày để tăng vốn hiểu biết cho mình cũng như thanh lọc tâm hồn, tìm đến những mục đích sống hạnh phúc trong đời. gần đây, em có được đọc một cuốn sách rất hay "Ối, đừng mặc xấu" của tác giả Clinton Kelly. Cuốn sách là một chuỗi những kinh nghiệm, bài học, lời khuyên của tác giả về cách ăn mặc trong cuộc sống. Trong đời sống, việc ăn mặc cần phải gọn gàng, đẹp mắt để không chỉ tôn trọng bản thân mình mà còn là tôn trọng người đối diện. Việc ăn mặc đẹp sẽ giúp bạn tự tin giải quyết được công việc. Cuốn sách này ra đời chính là với mục đích như thế. Với người đọc, kể cả là không giỏi trong chuyện ăn mặc thì cuốn sách này sẽ tổng hợp những lời khuyên về cách ăn mặc: cách phối đồ, cách lên đồ,... để giúp cho chúng ta có một diện mạo tự tin khi ra đường. Sau khi đọc cuốn sách này, em đã biết cách chọn đồ cho đúng dịp như: đi học, đi chơi, đi picnic,.. lại còn phù hợp với thời tiết và tính cách bản thân nữa. Nhờ áp dụng cuốn sách này, em không còn gặp khó khăn trong việc nghĩ hôm nay sẽ mặc gì, mẹ không còn phải phàn nàn về bộ em đang mặc nữa. Đặc biệt hơn, em cảm thấy tự tin khi ăn mặc đẹp và còn biết chọn lọc những đồ cần thiết cho tủ đồ của mình sao cho tối giản nhất có thể nữa; tránh tình trạng "tủ đồ đầy mà không có gì để mặc". Tóm lại, cuốn sách này rất bổ ích cho những ai đang cần cải thiện gu ăn mặc của mình sao cho một diện mạo tự tin, đẹp đẽ.

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

13 tháng 3 2020

Bài 1 :

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm



Bài 2;

1, Hoàn cảnh sáng tác.

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.

2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".

   Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

   Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

   Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

   Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

   Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

   Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Bài 3 :

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.

Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.

Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.

Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .

Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .

Trung thu trăng sáng như gương:

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.

Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.

Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.

Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.

bài 4 :

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

chúc bạn học tốt

1 tháng 9 2021

ko hiểu gì hết 

???