Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tất cả các trò chơi điện tử đều phải được lên kịch bản gây nghiện để giữ chân và tăng số lượng người chơi, vì thế người chơi game rất dễ nghiện
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 2
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.
Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.
Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu ngừơi chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.
Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.
Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
KHông chỉ thế hệ học sinh mà kể cả thế hệ trẻ và trung niên đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trò chơi điện tử, bên cạnh việc giải trí sau những giờ phút căng thẳng thì trò chơi điện tử sẽ gây mất tập trung, gây nghiện và ngốn rất nhiều thời gian của người chơi. Vì thế bạn cần phải cân bằng được khi chơi, hoặc tốt nhất là không nên chơi mà hãy chơi những trò chơi thể thao vận động hoặc các hoạt động khác ngoài trời. Hy vọng các bạn sẽ làm được 1 bài văn thuyết minh về trò chơi điện tử, game online hay và đạt điểm cao
BÀI VĂ NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ LỚP 9 1
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 2
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.
Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.
Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu ngừơi chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.
Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.
Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
Game onl có rất nhiều tác hại cho người chơi. Khi mà thời đại hiện nay, internet hay mạng xã hội trở nên phổ biến rộng rãi, ai mà không biết đến game còn bị gọi là quê mùa, hai lúa. Có thể nói rằng cái gì cũng có hai mặt, các trò chơi giải trí trên mạng không hẳn là có hại hết. Nếu dùng game để xả street sau việc học hành hoặc việc gì áp lực trong 1 thời gian vừa phải chuẩn mực thì điều đó hoàn toàn là đúng. Nhưng ở chiều khác, nếu quá nghiện game thì thật sự là sẽ sinh ra nhiều tác hại. Trước tiên, ta giải thích "nghiện game" là gì ?. Nghiện game là đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ về các trò chơi, hoạt động hay những gì liên quan ở trong trò chơi đó, luôn muốn chơi game, không bao giờ muốn ngừng việc chơi mà làm điều gì khác. Tình trạng đó cực kỳ phổ biến hơn ở lứa tuổi giới trẻ hiện nay, nguyên nhân cũng là do không biết kiểm soát bản thân, ham mê ham chơ. Và điều đó là không hề tốt!. Khi chơi game quá nhiều sẽ có hại về sức khỏe, lo chơi mà không hoạt động ăn uống lành manh và hại nhất là về mắt của mình. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng điện thoại, máy tính quá nhiều thì ta sẽ bị nhức mắt, mỏi mắt và việc mắt phải làm việc quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến cận thị ở độ nặng sớm. Bằng chứng là cứ đi ra đường gặp học sinh, 5 người thì có 1 người đeo mắt kính. Chơi game quá nhiều làm cho người chơi sinh ra ảo giác khi sống trong thế giới ảo quá nhiều, không phân biệt được đâu là ngoài đời đâu là trong game dẫn đến một số sự việc đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người. Game làm cho người chơi bị mệt mỏi, bị kiệt sức không còn ham thú với học hành, công việc của bản thân. Ngoài ra, khi quá mê game thì điện thoại sài trong mấy tiếng sẽ hết pin, khi đó người chơi không có máy dẫn đến việc vừa sạc vừa chơi. Và qua sự việc đó, có một số người đã bị nổ, cháy tay mắt. Game online còn khiến cho tương lai ta mờ mịt đi, thử hỏi chơi game suốt ngày thì liệu con người ta làm sao có thể thành công?. Trên đời không có việc vô lý như vậy. Giải pháp cho tình trạng này là chuyển chữ online thành chữ lành mạng. Tức trò chơi lành mạnh, tức những trò chơi cần đến hoạt động tay chân, đầu óc. Hoặc chúng ta có thể thử tìm thú vui mới lành mạnh mà không phải là game, quản lý thời gian chơi game và hạn chế lại. Khép lại đoạn văn, chơi gam online không xấu mà không biết cách quản lí mình mới xấu.
✿T.Lam ☕
Bạn tham khảo:
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về ăn mặc, sinh hoạt thì nhu cầu giải trí của con người cũng tăng lên. Và để đáp ứng điều này, vô số trò chơi tiêu khiển đã ra đời. Nhưng đáng buồn thay, những trò chơi dân gian bổ ích và đậm đà bản sắc dân tộc lại mai một, rồi dần dần có nguy cơ biến mất, thay vào đó là sự bùng nổ và phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của trò chơi điện tử. Thực trạng này đã gây ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy bởi việc lạm dụng trò chơi điện tử và lún sâu vào thế giới ảo.
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử. Một điều không thể phủ nhận là sự ra đời của mạng internet đã đem đến một số tiện ích cho cuộc sống con người như tìm kiếm thông tin nhanh hơn, giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, làm việc hiệu quả hơn,.... Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển này còn tạo tiền đề và nền tảng tốt cho sự ra đời của trò chơi điện tử. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính, laptop kết nối internet thì người dùng có thể lựa chọn một trò chơi tiêu khiển mà mình yêu thích trong vô vàn những trò chơi bằng hình thức online.
Và hiện nay, số lượng các quán game, quán net mọc lên hàng loạt, và cảnh tượng thường thấy tại các địa điểm này là sự đông đúc. Đặc biệt, tỉ lệ số người sử dụng trò chơi điện tử chủ yếu rơi vào đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên, và chủ đề chính xuất hiện trong những cuộc nói chuyện giữa các bạn trẻ thường là những trò chơi điện tử nổi tiếng và có sức hấp dẫn như Liên quân, Liên minh huyền thoại,....
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự ra đời của trò chơi điện tử đã giúp con người giải tỏa bớt được những căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc. Trò chơi điện tử cũng vô cùng phong phú và đa dạng, người dùng có thể thoải mái lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu cũng như độ tuổi của bản thân. Như vậy, khi biết cách sử dụng một cách hợp lí về cách thức cũng như quỹ thời gian, trò chơi điện tử sẽ đem đến những lợi ích nhất định cho người chơi.
Tuy nhiên, trên thực tế, con người đang lạm dụng cũng như đầu tư nhiều thời gian cho những trò chơi điện tử và vô tình khiến chúng trở thành những mối nguy hại. Trước hết, nghiện chơi điện tử sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc, còn đối với thế hệ trẻ, điều này sẽ làm giảm hứng thú, kết quả học tập. Khi dạo ngang qua các quán internet, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ tập trung cao độ vào màn hình máy tính, đắm mình trong những thế giới ảo.
Không ít bạn học sinh sẵn sàng nói dối bố mẹ, thầy cô để trốn học, thậm chí, khi không còn tiền để đầu tư vào các trò game, các bạn sẵn sàng thực hiện những hành động vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật như trộm cắp, cướp giật tài sản. Như vậy, bắt nguồn từ nhu cầu giải trí, trò chơi điện tử lại trở thành những mối nguy hại và là một trong những con đường dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội.
Trò chơi điện tử ngày càng gia tăng và phát triển cả về số lượng, chất lượng, khiến cho người dùng dễ dàng đắm mình vào thế giới ảo và quên đi thế giới thực tại. Lâu dần, con người sẽ không quản lí và làm chủ được quỹ thời gian của bản thân, rồi trở thành những con nghiện game. Sự cám dỗ của những trò chơi điện tử vô cùng hấp dẫn cũng như hậu quả mà nó để lại đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh và đáng báo động. Đứng trước thực trạng này, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để phòng tránh và ngăn chặn.
Trước hết, ta cần tuyên truyền, phổ biến về những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra khi con người lạm dụng nó. Để tránh được điều này, con người cần biết sắp xếp và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, không dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi tiêu khiển vô bổ. Đồng thời, chúng ta nên giải trí bằng những trò chơi có lợi cho sức khỏe như vận động thể dục thể thao. Giữa gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp trong việc định hướng cho học sinh tìm đến những trò chơi bổ ích và tránh xa trò chơi điện tử.
Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin nói chung và của mạng truyền thông, thiết bị điện tử thông minh nói riêng, con người cần có bản lĩnh để vững vàng trong việc sắp xếp, sử dụng quỹ thời gian hợp lí. Là học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn điều này để không sa vào tệ nạn xã hội.
Tham khảo qua đây nhé bạn: https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-tro-choi-dien-tu-193720
Chúc bạn học tốt!
Bạn tham khảo nha :
Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.
Tham khảo
Ngày nay ,túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Em tham khảo:
Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,... Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.
Sau đây là một vài ý của mình cho bạn tham khảo với đề (1):
- Trò chơi điện tử đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
- Giải pháp:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân