K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

Với người nông dân Việt Nam, có lẽ không có thứ tình cảm nào tự nhiên hơn tình yêu đất nước. Tình yêu ấy nhẹ nhàng thấm vào máu thịt qua tình cảm dành cho người thân, làng xóm, quê hương. Nó tưởng như xa xôi nhưng lại thật gần gũi, giản dị. Thấu hiểu những điều đó, nhà văn Kim Lân đã có một thiên truyện thật hay viết về tình yêu quê hương đất nước của người nông dân: “Làng”. Diễn biến tâm trạng nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật ông Hai là một thành công lớn của tác giả khi viết về đề tài tình yêu đất nước.

Tin làng Chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn. bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại khố rách áo ôm”, từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực, ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trước Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái sinh phần cùa viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa”, vì ông nhận thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù của cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy". Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.

Ông lão đang náo nức, "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây? Chúng nó cũng bị người ta ré rúng hắt hủi đây? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở. "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phái gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy", ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất : "Thật là tuyệt đường sinh sống! [...] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuối như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu".

Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...”. Và "nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:

Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?

Là con thầy mấy lại con u.

Thế nhà con ở đâu?

Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thẳng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ

ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:

Anh em đồng chí biết cho bố con ông

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai:

Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trưng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng của ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu, ông Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đổi của trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! [...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.", Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[...] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin bị đốt nhà chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "người làng Việt gian". Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình, …Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điếm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo cùa ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Mặt khác, cũng như các nhân vật quần chúng (chị cho con bú loan tin làng Chợ Dầu theo giặc), bà chủ nhà. Cái khó quên ở nhân vật này còn là nét cá thể hoá rất đậm về ngôn ngữ. Lúc ông Hai nói thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng này là ***** chúng nó", "không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy", "Thì vườn", "có bao giờ dám đơn sai", ... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ "sai sự mục đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiểu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này.

Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn “Làng”. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.

3 tháng 12 2017

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. “Làng” là 1 tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện 1 cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. “Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. “Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin”. Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: “Biết đi đâu bây giờ”. Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
Tóm lại, truyện ngắn “Làng” của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3 tháng 3 2022

như 

3 tháng 12 2018

Nếu ai đã đọc và tìm hiểu những tác phẩm truyện của Kim Lân, chắc hẳn mọi người sẽ biết đến tôi. Tôi chính là nhân vật ông Hai trong trong tác phẩm đó. Hôm nay tôi ở đây sẽ kể lại cho mọi người nghe tất cả diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của mình. Tôi biết Kim Lân đã làm việc này thay tôi rất xuất sắc, nhưng tôi vẫn muốn kể lại cho mọi người nghe. Tôi là một con người có lòng yêu quê hương tha thiết. Quê hương với tôi đúng là chùm khế ngọt, và với tôi quê hương cũng chỉ có một mà thôi. Tôi yêu ngôi làng nhỏ của mình, yêu con người nơi đây một cách vô tận. Với tôi, luôn có một niềm tin yêu sâu sắc vào làng chợ Dầu, về con người nơi tôi sinh ra và lớn lên. Truyện sẽ chẳng có gì cho tới khi tôi nghe tin làng tôi theo giặc. Lúc bấy giờ tâm trạng tôi như không thể kiểm soát, có cái gì mắc cứng ở cổ họng, da mặt tê rân rân,… Không phải đợi lâu nữa, ngay sau đây tôi sẽ kể hết cho mọi người nghe toàn bộ sự việc.

Ngày ấy, nghe theo Đảng, nghe theo chính sách của Cụ Hồ. Gia đình tôi cùng bao gia đình ở làng chợ Dầu phải tản cư để tránh đòn tấn công của kẻ địch, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Bao nhiêu năm sống và chiến đấu trên mảnh đất quê mình. Đến cả nhắm mắt tôi cũng biết được ở đâu có có khúc sông, có giếng làng. Phải xa quê, không ở lại cùng anh em chiến đấu bảo vệ làng làm tôi cũng buồn khó tả. Tôi cũng muốn ở lại với anh em, với các chú bộ đội, đào ấp, xây hầm, quyết sống chết với thằng Tây mũi lõ, dám cướp làng, cướp nước ta. Nhưng vì hoàn cảng gia đình, mẹ nó và cả đàn con leo nhóc, tôi không thể bỏ chúng được,tôi đành đi. Nhưng tôi luôn có niềm tin dân làng mình sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương. Tôi tự hào về làng mình lắm. Nói không phải khoe chứ làng tôi có nhiều cái hay lắm, mà tôi muốn cho mọi người biết. Tôi nói nhiều đến nỗi cụ Thứ còn biết hết, nhớ hết những điều tôi nói. Làng tôi, mọi người có biết không, có cái phòng thông tin truyền thông sáng sủa nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Làng tôi nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Với tôi làng tôi luôn đẹp nhất, tôi tự hào về mọi thứ ở làng tôi có. Tôi luôn nói cho mọi người biết làng tôi đép, người dân thật thà chất phác, yêu lao động, yêu hòa bình, ghét cái bọn Tây cướp nước như thế nào, dù không súng, không đạn, chỉ cần quốc, xẻng, gậy gộc, hay tay không chúng tôi cũng đánh.

dong-vai-nhan-vat-ong-hai-ke-lai-truyen-lang

Mọi thứ vẫn diễn ra, kháng chiến vẫn đang trường kì. Tôi mong đợi một ngày bọn Tây nó chết hết đi, dám cướp nước, cướp làng ta, làm bao kiếp khổ. Buổi trưa hôm ấy, tôi ở nhà một mình, con bé lớn thì gánh hàng cho mẹ nó ngoài chợ bán. Còn hai đứa nhỏ, tôi cho nó ra vườn chơi, vừa trông bọn gà không cho chúng phá rau. Tôi thì từ sáng tới giờ vỡ được mấy luống đất rồi, đang tính là trồng thêm mấy luống rau. Nhà mỗi người mộtviệc, việc lớn thì người lớn làm, việc nhỏ thì người nhỏ làm. Đang mệt nằn gường nghỉ một lát, thế nào tôi lại ngĩ đến làng mình. Nghĩ tới làng, tôi vui lắm, như trẻ ra vậy. Tôi lại lẩm nhẩm mấy câu hát ngày xưa, sao mà nhớ làng đến lạ. Muốn về với anh em đồng cam cộng khổ đánh nhau với bọ Tây cướp nước. Nhày trước tôi có muốn đi đâu, mà bà nó giục quá, cứ bảo con nhỏ dại, tôi không đi thì mẹ con chúng biết chông cậy vào ai, thế là thương gia đình tôi đi di tản, chứ có một mình, tôi quyết không bao giờ bỏ làng mà đi. Nghĩ linh tinh, tôi đứng dậy ra khỏi nhà. Ghét cái bọn Tây, tôi chửi đổng

– Nắng thế này bỏ mẹ chúng nó.

Người đi đường thấy tôi nói vậy quay lại hỏi

– Bọn nó nào?

Tôi chỉ tay về chỗ có tiếng súng

– Tây chứ còn bọn nào nữa. Ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù.

Rồi tôi lại đi tiếp, hôm nào cũng vậy, tôi lại ra phòng thông tin nghe tin tức. Tuy tôi không  biết mặt chữ in nhưng cũng muốn ra nghe tin tức kháng chiến lắm. Chả phải hóng hớt nhưng tôi thích nghe tin hôm nay mình đánh được bao nhiêu thằng, thắng ở đâu, như thế làm tôi vui lắm. Ra đây nghe tin tức, tôi ghét là ghét mấy anh cậy chữ đọc thầm, chẳng cho ai nghe với. May sao hôm nay có anh bạn đọc to cho mọi người cùng nghe. Cao ôi bao nhiêu là tin tức hay, có tim một em nhỏ trong ban truyền tin dũng cảm cắm lá cờ quốc kì lên lóc hồ gươm. Tuổi nhỏ mà dũng cảm vậy đó. Một anh đội trưởng sau khi giết bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Cứ cái đà này, thì kháng chiến rồi cũng kết thúc thôi, bọn Tây cũng phải đầu hàng.

Rời khỏi phòng thông tin, tôi ra gốc đa xù sì nơi mọi người hay ngồi nghỉ, làm điếu thuốc lào, uống  ngụm nước chè tươi nóng. Bao suy nghĩ vui mưng cứ múa lên trong đầu tôi. Thấy mấy ông bà từ dưới lên. Thì ra là mấy ông bà từ gia lâm lên, cũng hỏi chuyện thóc lúa đồng áng xem như thế nào. Mấy hôm nay thấy súng bắn nhiều, tôi hỏi

– Này bắc có biết mấy hôm nay súng bắn ở đâu mà rát thế.

– Nó rú từ Bắc Ninh qua chợ Dầu khủng bố ông ạ. Một ngườ đàn bà đang cho con bú nói sang

Thấy tin quê mình bị địch bắn, tôi vừa lo, vừa sợ, lắp bắp hỏi:

– Nó…nó vào chợ Dầu hả bác? Thế giết được bao nhiêu người

– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây.

Như sét đánh ngang tai, cổ họng tôi nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Tôi tưởng như không thở được. Tôi lắp bắp mãi mới hỏi lại được

– Có thật không hay chỉ là…

– Thì chúng tôi từ đây lên. Việt gian từ thằng chủ tịch đi ông ạ. Tây nó vào chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hô. Thằng chánh Bệu khuân cả tù chè, đỉnh đồng, vải vóc vác lên cam nhông, đưa cả vợ con lên vị trí giặc mà ngồi mà.

Bầu trời như tối đi ngay trước mắt, tôi đứng dậy trả tiền nước đi về. Bao suy nghĩ cứ nhảy múa trong đầu tôi. Hai chữ việt gian mà người đàn bà nói nó vẫn vong vỏng bên tai tôi. Đằng sau có tiếng chửi làng, tim tôi như quặn lại. Về nhà lũ trẻ thấy tôi khắc, chúng chả dám hỏi, nhìn cúng tôi lại thương. Nó là con nhà Việt gian sao, chúng nó sẽ bịn mọi người xa lánh sao. Tôi nắm chặt hai tay mà rít lên

– Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm Việt gian bán nước nhục nhã thế này.

Chiều hôm ấy, bà nó đi chợ về, thấy nét mặt khác, là tôi biết lại vì cái tin đồn làng tôi theo Tây rồi. Từ lúc biết tin, tôi chẳng dám ra ngoài, tôi buồn và xấu hổ vì sao dân làng mình lại làm như vậy. Không khí trong nhà tôi như năng lề hơn bao giờ hết. Bà nó đêm đấy quay sang bảo tôi hay về làng, tôi bực lắm gắt

– Không về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làm tức chịu làm nô lệ cho Tây.
  Yêu làng bao nhiêu giờ nghe tin làng theo giặc tôi buồn bấy nhiêu. Chẳng biết tâm sự cùng ai, quay ra ôm thằng út vào lòng. Thằng bé mạnh dạn dơ tay bảo 

– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.

Nó làm tôi vui hơn, tôi tin vào con người làng mình hơn. Rồi khoảng lúc ấy chắc 3h chiều, có một anh bạn tôi cũng ở làng chợ Dầu qua nhà, tôi quyết định phải đin cùng anh về quê xem tình hình thế nào. Và mọi thứ được sáng tỏ, tôi vui mừng rạng rỡ hẳn lên, khắc hẳn với mấy ngày hôm trước. Tôi còn mua cho bọn trẻ nhà tôi í kẹo bánh cơ. Tôi vui lắm, đi khoe khắp làng

– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy?  Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn, ông chủ tịch chỗ tôi mới lên cải chính, ông ấy cho biết, cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi theo Tây, láo, quá láo.

Tôi đi khoe hết bà con lối xóm, khoe nhà tôi bị đốt, nhà bị đốt ma tôi vẫn vui, tôi vui vì làng tôi trong sạch, mọi người không ai làm việc gian. Mọi người khó mà hiểu lòng tôi, thế mà đến tài ông Kim Lân ông ý biết.

    Đấy, chuyện là như thế, tôi yêu làng mình và sẽ mãi tin tưởng mọi người trong làng tôi. Cũng phải cảm ơn cái ông nhà văn Kim Lân đã viết được tác phẩm làng hay như thế, để tôi hôm nay được kể lại cho mọi người nghe.

Bài 2 :

 

Bạn tham khảo 

MB : Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

- Giới thiệu nội đoạn thơ thứ ba, thứ 4 

TB : - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn dắt tới nội dung của đoạn thơ thứ ba, thứ tư.

* Cảm nhận nọi dung của đoạn thơ thứ 3 : 

-Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

- Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Cảm nhận về vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cá quý trong khổ thơ thứ 4 :

 + Tác giả liệt kê tên các loại cá ở biển như cá nhụ, cá chim, cá đé... những loại cá mang giá trị kinh tế

 + Biển không chỉ giàu mà còn đẹp thơ mộng: màu sắc lấp lánh của muôn loài cá (lấp lánh, đen hồng, vàng chóe) tất cả tạo nên tổng thể bức tranh sơn mài tuyệt đẹp của tạo hóa

 + Đêm ở biển được miêu tả sống động, mang hơi thở của cuộc sống (tiếng sóng nước hòa với nhịp gõ thuyền, hòa với sự khoáng đạt của trời cao biển rộng)

→ Như vậy tầm vóc của người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên, vũ trụ. Không còn cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người khi đối diện với trời rộng, sông dài trong thơ Huy Cận

KB : - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ.

- Bày tỏ cảm nhận về nội dung bài thơ và niềm vui hăng say của con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

** Bài viết tham khảo.

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận ảo lão nỗi buồn nhân thế. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận tràn đầy một khí thế mới . Đó là niềm vui chiến thắng, là sự hòa nhập và trải nghiệm của tác giả vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả hòa cùng nhịp độ lao động của con người trong thời kì xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. " Đoàn thuyền đánh cá " chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận thể hiện rõ niềm hứng khởi, hăng say lao động của con nguoiwf trong thời đại mới. Đặc biệt đoạn thơ thứ ba, thứ tư của tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh hoành tráng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng.Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”.Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng.Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóeThủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình

Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Câu 1 :

a) - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: 

+ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được

+ Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà

+ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

29 tháng 12 2022

Từ khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Thật đáng thương làm sao! "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông lại giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

*phần in đậm là câu cảm thán + cụm đt

Cho đoạn văn sau: '' Về đến nhà , ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ......
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:
'' Về đến nhà , ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên :
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. ''

1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì ?
2. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông ? Trong hoàn cảnh nào ?
3. Tại sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy ?
4. Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn văn trên là gì?
5. Là một người con của quê hương em hãy kể ra 4 việc thiết thực nhất mà em sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.

1
28 tháng 11 2018

1.

- PTBĐ chính: tự sự

2.

- Đoạn văn miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
- Tâm trạng của ông Hai trở nên như thế sau khi ông trở về từ buổi trưa nói chuyện cùng những người tản cư.

3. Tại vì ông là 1 người yêu nước, quyết ko làm Việt gian