Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì là thuyết minh nên cho phép mình có một chút ý tham khảo nha:
Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam và hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, Việt Nam có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng về hải phận, an ninh, quốc phòng. Các thế hệ người Việt Nam bao đời nay đã đổ mồ hôi, xương máu để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc. Để chung tay góp sức vào công cuộc bảo vệ và phát huy thế mạnh kinh tế-xã hội của các vùng biển, đảo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch phát hành 03 bộ tem về chủ đề Biển, đảo Việt Nam: bộ 1 “Sinh vật biển” (2018), bộ 2 “Tàu cảnh sát biển Việt Nam” (2020), bộ 3 “Động vật đặc hữu” (2022). Bộ tem bưu chính “Biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển” được tổ chức phát hành theo nghi thức đặc biệt tại tỉnh Khánh Hòa, nơi có bờ biển dài, nhiều cửa lạch, vịnh, đảo, quần đảo, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh (cửa ngõ thông ra biển Đông), thuận tiện về giao thông đường biển, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển và có vai trò quan trọng, chiến lược quốc phòng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Việc phát hành bộ tem tại đây càng làm tăng thêm ý nghĩa và làm lan tỏa tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, chung sức vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến người dân Khánh Hòa, đồng bào trong nước và kiều bào ở ngoài nước. Bộ ten bưu chính “Biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển” (gồm 04 mẫu tem và 01 blốc tem), được thiết kế bằng ngôn ngữ hội họa với bút pháp hiện thực cổ điển. Các tác phẩm sơn dầu trên vải đã được chuyển lên tem bưu chính đã thể hiện sống động các loài sinh vật biển cùng môi trường sống đa dạng trong không gian đa chiều với ánh sáng và chuyển động của đại dương bao la. Bộ tem giới thiệu về những sinh vật biển lung linh, sắc màu huyền ảo tại các vùng biển, đảo của Việt Nam. Hình ảnh những sinh vật biển nổi bật, rực sáng gắn liền với sự trường tồn, bất khuất, mạnh mẽ ra khơi bám biển của ngư dân Việt Nam. Việc phát hành bộ tem bưu chính này là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Bộ TTTT nhằm tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên biển của đất nước để mọi người dân Việt Nam cùng chung sức, chung lòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương - phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam chúng ta. Những con tem bưu chính nhỏ bé sẽ gửi tới bạn bè quốc tế những hình ảnh về những sinh vật biển đặc hữu của Việt Nam, về sự tươi đẹp của đất nước Việt Nam. Từ những mẫu tem này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành tem truyền thông mang thông điệp “Bưu điện Việt Nam chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo” được cung ứng trên toàn mạng lưới 63 Bưu điện tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ bưu thiếp với chủ đề “Trường Sa – Biển đảo quê hương” có dán sẵn tem để gửi tặng chiến sỹ, người dân sống trên đảo Trường Sa và du khách đến thăm và làm việc tại đảo Trường Sa, món quà là thông điệp gửi trao, nối liền khoảng cách giữa đất liền và đảo xa, giới thiệu hình ảnh Trường Sa đi khắp mọi miền Tổ quốc và ra thế giới.
tham khảo
Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo. Những con diều bay mới đẹp làm sao!
Dàn bài nha:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Tham khảo!
Tôi có một người bạn Tên là Hoa, chúng tôi lớn lên cùng nhau, cùng chơi, cùng học chung một lớp, tuổi thơ của chúng tôi trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn, giữa tôi và Hoa có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm ngã xe.
Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi học lớp 6, hai đứa lại cùng chung một xóm, tôi đầu xóm Hoa cuối xóm nhưng mỗi lần đi học Hoa thường rủ tôi cùng đi, hôm ấy cũng như mọi ngày Hoa sang rủ tôi đi học chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đang đi bỗng có một chiếc xe máy đi ngược chiều phóng tới dù tôi và Hoa đã đi hết vào lề đường nhưng chiếc xe đó vẫn va vào xe chúng tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe máy phóng thật nhanh và không thèm ngoáy lại nhìn, tôi ngã quả đó vừa đau vừa tức, khi ấy Hoa đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Hoa tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không, Hoa thấy tôi bị đau liền bảo tôi lên xe để bạn ý trở đi học, trên đường đi Hoa còn liên tục hỏi thăm tôi "cậu có bị đau lắm không?", rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế của trường, khiến tôi cảm giác đôi khi bạn ấy như là bà cụ non vậy, nhưng đối với tôi sự quan tâm của bạn ấy khiến tôi cảm thấy an ủi một phần nào, tôi cứ nhìn bạn ấy rồi thầm cảm ơn vì mình đã có một người bạn tốt
Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.
Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.
Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.
Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.
Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.
Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.
Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.