K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2017

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Chúc bạn học tốt !!!!!

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

2 tháng 10 2017

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

2 tháng 10 2017

Cảm ơn bn nhak

5 tháng 3 2017

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”...

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng... Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ...”, "... Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền...”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên...”. Trăng tròn, trăng sáng... xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”... của Tam Nguyên Yên Đổ...

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay - “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

21 tháng 9 2017

Lớp học của tôi là 1 lớp học mang lại cảm giác thoải mái cho học sinh. Những bức tường đc sơn màu vàng theo thời gian đã dần loang lổ nhưng mang lại cảm giác ấm áp. Bàn ghế vừa đc thay mới với kê san sát với nhau. Từ cửa sổ phòng học có thể lắng nghe tiếng chom hót ríu rít, tiếng lá vàng xào xạc trong gió thu. Lớp học của tôi, thật sự là nơi thân thiết và như mái nhà thứ 2 của tôi và bạn bè.

21 tháng 9 2017

Lớp học của tôi là 1 lớp học mang lại cảm giác thoải mái cho học sinh. Những bức tường đc sơn màu vàng theo thời gian đã dần loang lổ nhưng mang lại cảm giác ấm áp. Bàn ghế vừa đc thay mới với kê san sát với nhau. Từ cửa sổ phòng học có thể lắng nghe tiếng chom hót ríu rít, tiếng lá vàng xào xạc trong gió thu. Lớp học của tôi, thật sự là nơi thân thiết và như mái nhà thứ 2 của tôi và bạn bè.

20 tháng 10 2016
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
 
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
 
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
 
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
 
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
 
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

 

 

21 tháng 10 2016

A) Mở bài:
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tinhj và truyện ngắn tôi đi học
+ Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" : vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây
B) Thân bài:
1) tổng
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện
+ Giọng kể chuyện trưc tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc , giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
2)Phân tich
a) ko gian con đường đến trường đc cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chua đi hoc - trích dẫn ban nha ) . Cảm giác thick thú hôm nay tôi đi học . Chất thơ trư tình lan toa mạch văn
b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi" : đi học là tiếp xúc với 1 thề giới lạ , khác hắn với đi chơi thả diều
c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa dến truềong : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn hoc sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp
d) hình ảnh ông đoocs hiền tư và nhân hậu , nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ . Bởi thế khi nghe đến tên ko khỏi giật mình và lúng túng
e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tư nhiên , không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn be cùng trang lúa . Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộnh .
3) Hợp
+ nhuwngx cảm xuc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người . giongj keer của nhà văn giúp ta dc sống cùng những ki niẹm
+ Chất thơ lan toa trong cach mieu ta , kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đăc sác lam nên chất thơ trong trẻo (đây la lời nhận xét sau khi đã lam các phần o trên , ban cảm nhan theo các trình tự o tren roi phàn cuối nay là hợp - nghia là hợp các ý dã nêu trên )
C) Kết bài :
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoăc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân )
VD: mở bài nha :
" Hang năm ,cư vào cuối thu ....những kỉ niệm mơn man của buổi tuuwj trường , những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Vn hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi hoc " vẫn là một trong những áng văn gợi cảm , trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Vn. Ko những thế , tác phẩm con in đậm dấu ấn của thanh tịnh - một phong cách trư tình nhẹ nhàng , nhiều mơ mộng và trong sáng . Dòng cảm xuc của nhân vật tôi trong truyẹn vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của tre thơ trong buổi đầu đến lớp ."

CHúc bạn học tốt!

23 tháng 8 2016

 

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê  mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
 
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người  lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
 
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
 
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
 
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
 
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
 
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

8 tháng 8 2017

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".

Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

8 tháng 8 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

21 tháng 10 2017

Qua văn bản thấy đc:

+Cần yêu thương những người xung quanh, ko thờ ơ với những j mik nhìn thấy trước mắt

22 tháng 10 2019

tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến.Trong câu chuyện:'' cô bé bán diêm'' nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn.Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống.Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống . đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó.

2 tháng 11 2017

Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của ngô Tất Tố đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến

- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ.

+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt ... lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình.

+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó ...để nộp sưu cho chồng. Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực.... - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....

+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch, bảo vệ tình yêu, đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo...

+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ.... - Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ...

7 tháng 11 2016
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

 
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
 
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
 
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
 
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
 
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
 
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

7 tháng 11 2016

oe