K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2016

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

 

 

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

 

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

  Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.



banhqua

4 tháng 8 2016

        Trên thực tế hiện nay có một thứ đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại không chỉ về phía nhà trường mà phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm. Bởi nó có tầm ảnh hưởng, sự tác động sâu sắc với thế hệ trẻ đó chính là nận bạo lực học đường.

      Là một học sinh ai cũng có một thời cắp sách tới trường và ai cũng có những mâu thuẫn, xích mích với các bn của mình. Học sinh hiện nay đã khác với học dinh thời xưa rất nhiều. Có nhiều bn rất lười, hư. Học trò lười học, ko chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường, gây gổ, đánh nhau, trốn học,.... Vô lễ với thầy cô, không nghe lời, cãi lại giáo viên và đâu phải sự kiềm chế nóng giận của thầy, cô là không có hạn, một số trường hợp giáo viên dùng biện pháp mạnh đối vời học sinh vượt tầm kiểm soát như: đánh đập, làm nhục,... Từ một cô bé ngoan hiền, học giỏi, dần dần trở nên trầm tính, ko dám đến lớp, rồi còn biết bao nhiêu trường hợp các bn học sinh khác bị đánh đập , xa lánh, bị cô lập,... đến nỗi muốn tự kỉ. Bạo lực học đường đã ảnh hưởng ko nhỏ đến môi trường học tập của chúng em, ảnh hưởng đến một tương lai sáng mà chúng em đang cố gắng vun đắp để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt. Vậy chúng ta phải làm sao để hạn chế được tình trạng bạo lực học đường này ? Theo em nghĩ  toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Ba mẹ nên tâm sự với con cái nhiều hơn quan tâm và chăm sóc. Mở ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.

     Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho toàn xã hội. Thế nhưng mọi người không nên đánh mất niềm tin vào thế hệ trẻ chúng em. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không thể vì thế mà trở thành dơ bẩn được. Việc học tập rất cần thiết đối với chúng em bởi lẽ học tập là con đường ngắn nhất để chúng em đi tới thành công, để chúng em có một tương lai sáng hơn đang chờ đón trước mắt . Em mong muốn những hành vi bạo lực ấy sẽ được giảm, không để lại những hậu quả đáng tiếc. Như vậy chúng em có thể yên tâm học hành như những quyền mà chúng em được hưởng(trong pháp luật)

icon-chat cuối cũng cũng viết xong rồi

5 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?

  
5 tháng 3 2021

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về vấn đề nghị luận ( hiện trạng bạo lực trong học đường)

TB:Ý 1: Giải thích nghĩa của hiện trạng bạo lực hoc đường

+ Bạo Lực là Gì ?

+ Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng bạo lực trong học đường

Ý 2: Tác hại của vấn đề trên

(nêu một số vd cụ thể )

Ý 3: Bài học rút ra

KB: Lời khuyên

Liên hệ bản thân

Dựa vào cacsys trên nha

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

23 tháng 9 2021

Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

  • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
  • Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
  • Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
  • Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  • Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
  • Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
  • Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  • Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
  • Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

  • Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
  • Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

  • Đây là một hành vi không tốt.
  • Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
6 tháng 3 2018

Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Vấn đê bạo lực học đường thực sự đặt ra những thách thức to lớn đối với nền giáo dục Việt Nam

* Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. Phạm vi bạo lực học đường có thể xảy ra trong và ngoài trường học, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gaiso dục và tình hình an nih xã hội.

* Hiện trạng vấn đề bạo lực học đường ngày nay:

Trường học là một môi trường tốt nhất giáo dục học sinh những tri thức về khoa học mà còn hình thành, rèn luyện và kiện toàn nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viòa; bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn; trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trong mối quan hệ giữa sinh đối với học sinh: Đây là vấn đề nóng bỏng, đáng báo động, cũng là nỗi ám ảnh của cả xã hội. Tính chất bạo lực giữa học sinh không những tăng tiến về số lượng mà mức độ nguy hiểm cũng tăng đến mức báo động. Ngoài việc đánh nhau, học sinh còn sử dụng những hung khí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác như dao, súng, vũ khí phóng điện,… để khống chế, gây thương tích cho người khác.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Trong mối quan hệ giữa trò đối với thầy cũng xảy ra nhiều điều bất cập. Do lười học, không nghiêm túc trong thi cử, thiếu tư cách, nhiều học sinh bị điểm kém, bị kỉ luật nên căm ghét và cùng phụ huynh hành hung thầy cô giáo. Đây cũng là hiện tượng làm nhức nhối lòng người bởi nó làm băng hoại truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc. Không ít vụ học sinh đánh thầy giáo, cô giáo vì mâu thuẫn, bức xúc ngay tại lớp học hoặc ngoài trường học được đưa lên báo chí. Sự việc đúng sai dù đã được làm rõ nhưng những tổn thương do vụ việc gây ra thật khó bù đắp nổi.

Trong mối quan hệ giữa thầy đối với trò trong thời gian gần đây cũng nảy sinh nhiều vấn nạn. Do thiếu trách nhiệm trong công việc và suy thoái đạo đức nhà giáo, có một số thầy cô đã đối sử thô bạo đối với học sinh như xúc phạm thân thể, xúc phạm danh dự, đe dọa, khủng bố tinh thần học sinh gây hậu quả không nhỏ về mặt sức khỏe và để đặt được những di chứng tinh thần đối với học sinh. Dù các quy định hướng đến bảo vệ quyền lợi và bản thân học sinh nhưng những vụ việc vi phạm vẫn thường xuyên xảy ra, gây bức xúc trong và ngoài nhà trường.

Trong mối quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn sâu sắc. Có thể do bất đồng về quan điểm, ý kiến, bị xúc phạm, khiêu khích mà nhiều giáo viên đã lớn tiếng với nhau ngay tại trường học, thậm chí là xô sát, gây thương tích nghiêm trọng.

* Hiện tượng học sinh đánh nhau:

Hiện tượng bạo lực giữa học sinh với nhau đã xuất hiện từ nhiều năm với những mức độ khác nhau, nhưng chưa bao giờ lại xuất hiện nhiều như hiện nay, gây bức xúc trong dư luận về vấn đề giáo dục học sinh vì:

Đánh nhau không chỉ nhất thời nóng giận và không chỉ giữa hai cá nhân mà có tổ chức, có băng nhóm, thậm chí là các băng nhóm trấn lột nhau.

Việc đánh nhau không chỉ ở nam sinh, mà nữ sinh cũng đánh nhau một cách tàn bạo: đánh hội đồng, đánh có chủ đích, lột quần áo hà nhục nhau…

Điều đáng sợ là sự thờ ơ, vô cảm của những học sinh khác khi trực tiếp chứng kiến cảnh hành hạ bạn, thậm chí cổ vũ, reo hò hay quay phim để đưa lên mạng.

* Tác hại của bạo lực trong học đường:

Làm tổn hại về sức khỏe, thậm trí dẫn dến tử vong, tù tội, gây nên nỗi đau lòng cha mẹ, thầy cô, bạn bè bạn. Làm cho môi trường giáo dục không an toàn, xã hội mất niềm tin, học sinh và phụ huynh lo lắng, bất an vì sợ bị tấn công.

Làm mất trật tự an ninh xã hội. Nếu không kịp phát hiện và ngăn chặn sẽ dẫn đến hành vi tội phạm.

Tác động nguy hại nhất là đạo đức xã hội, làm băng hoại nhan cách của thanh niên, làm cho họ trai sạn trong tình cảm, thực dụng tring cuộc sống và thiếu nhân bản trong sử thế với đời; rồi từ đó ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.

Nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lý có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai

* Nguyên nhân làm nảy sinh bạo lực học đường:

Đầu tiên là do sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường không đi kèm với việc khẳng định, giáo dục đạo đức nhân cách cho con người trong thời đại mới. Nền kinh tế thị trường với những quy uật khác nghiệt của nó khiến cho con người chỉ biết đồng tiền, tôn sùng đời sống vật chất mà đánh mất đi tình người, đánh mất sự cảm thông và lòng yêu thương, sẵn sàng tranh đoạt, làm tổn thương ngườ khác vì lợi ích của bản thân.

Sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin và các phương tiện giải trí khiến cho cái xấu, cái ác xâm nhập sâu rộng trong đời sống con người, làm suy thoái đạo đức xã hội. Những website có nội dung bạo lực (chém giết, khủng bố,…), hoặc đồi trụy xuất hiện và hoạt động công khai đang giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Kỉ cương trong nhà trường của chúng ta còn quá lỏng lẻo và chưa đồng bộ, không có tính răn đe và giáo dục mạnh mẽ. Chúng ta quá nuông chiều học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Nhà trường đặt nặng việc dạy chữ hơn dạy người. trong một thời gian dài, nền giáo dục đặt mục tiêu giáo dục tri thức cho học sinh, tạo ra những lao động có trình độ, có kĩ năng để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà quên đi nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Môi trường sư phạm một số nơi chưa được đảm bảo gây phản cảm với học sinh.

Một số giáo viên chưa gương mẫu, thậm trí thiếu nghiêm túc, công bằng với học sinh… Sĩ số học sinh đông khiến người thầy không thể theo sát học trò, khó căn thiệp để kịp thời ngăn chặn mâu thuẫn,Chất lượng hệ thống giáo dục chưa đồng bộ, nhiều người yếu kém vẫn còn làm công tác giáo dục cho nên nhiều lúc học giải thích không thấu tình đạt lí khiến các em học sinh ngại thổ lộ khi gặp vấn đề, dẫn đến ức chế và phản ứng bằng hành động bạo lực.

Gia đình vì bận rộn với công việc thiếu quan tâm đến con em mình, ỷ thác việc giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh cho trường học. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào. Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống thời thượng phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

* Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường ngày nay:

Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

Gia đình cần quan tam hơn nữa để con em mình, theo dõi hoạt động của con để cùng để phối hợp với nhà trường ngăn chặn những xung đột có thể dẫn đến đánh nhau. Cha mẹ phải là những người thầy đầu tiên day trẻ hình thành kĩ năng sống trước khi đến tuổi đi học.

Ngay đầu năm học, nhà trường cần nắm được sơ bộ danh sách các học sinh cá biệt, có dấu hiệu bao lực để quản lí cho phù hợp. Cần dạy học sinh biết kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. Trước hết, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho các em, chú trọng đến kĩ năng giao tiếp, ứng xử thuyết phục được học sinh.

Sự tận tụy, yêu thương chân thành của thầy sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của học sinh trong ứng xử với mọi người xung quanh. Nhà trường cần tăng cường hoạt động ngoại khóa, rèn lyện người xung quanh. Nhà truuwongf cần tăng cường hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh hơn là chạy theo bệnh thành tích để đặt lên vai các em những ước muốn phù phiến của người lớn.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào.

Nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường.

Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Quan trọng hơn tất cả là bản thân mỗi học sinh, mỗi giáo viên phải biết tự rèn luyện mình, sống đúng theo chuẩn mực đọa đức xã hội, biết tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, hạn chế các xung đột và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn một cách tốt đẹp nhất. Hãy lấy sự cảm thông, tình yêu thương làm nền tảng của hành động, lấy lợi ích của cộng đồng làm mục đích cố gắng, có như thế, bạo lực trong học đường sẽ không còn nữa.

Trách nhiệm của chúng ta là tạo ra một thế giới mà ở đó ai cũng được tôn trọng, ai cũng thành công. Bởi vậy, hãy tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau để cùng xây dựng một môi trường học tập an toàn, tiến bộ, một xã hội văn minh, giàu lòng nhân ái.

23 tháng 4 2018

Bạo lực học đường đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của xã hội.Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo bất chấp đạo lí xúc phạm,tấn áp người khác.Biểu hiện của bạo lực học đường có hai hình thức:đánh đập trực tiếp hoặc chà đạp nhân phẩm của người khác.Nguyên nhan của bạo lực học đường là:xích mích giữa các cá nhân,thiếu khả năng kiểm soát bản thân,bị ảnh huongr từ các game online,tranh ảnh,sách báo mang tính chất bạo lực.Ngoài ra,gia đình thiếu quan tâm,giáo dục chưa đúng đắn cũng chính là nguyên nhân của bạo lực học đường.Bạo lực học đường gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như tổn thương về thể xác và tinh thần dối với nạn nhân.Còn người gây ra bạo lực thì tự phá hỏng tương lai của chính mình,bị mọi người xung quanh xa lánh,Vậy ta cần phải làm gì để ngăn chặn tình trạng nay?Để khắc phục tình trạng này, xã hội cần phải có giải pháp đồng bộ ,chặt chẽ giáo dục hành vi bạo lực,trừng phạt kiên quyết với những người gây bạo lực.Chúng ta hãy cùng chung tay để ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

Đây là đoạn văn,bn tự triển khai thành bài văn nhé!

20 tháng 6 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

tk

Mỗi đất nước , họ đều có lãnh thổ , dân tộc riêng , phong tục tập quán ,bản sắc dân tộc ..ngay cả tiếng nói ở các nước cũng riêng .
Tiếng nói của dân tộc chính là yếu tố quan trọng nhất . Để cho họ, những người khác biết mình la người nước nào. Không nói những nơi nào khác , ngay cả trên đất nước Việt Nam ta , tiếng việt chính là thứ tiếng mà mọi con người sinh ra trên đất nước việt nam đều phải biết . Nó chính là thứ tiếng thiêng liêng nhất của đất nước Việt Nam , mang bản sắc văn hóa dân tộc.Vậy mà, những người Việt Nam không biết trân trọng nó mà lại biến những thứ tiếng đó thành những kí hiệu , con số . Một trong số những người đang làm như vậy là thế hệ 9x.
Những người sử dụng như thế chỉ biết khẳng định đẳng cấp của mình mà không biết rằng, họ làm thế là bôi nhọ đất nước mình không. Chà đạp lên tổ quốc yêu dấu của mình. Nói thứ tiếng đó thì có gì là xấu hổ chứ. Mà hơn thế là chúng ta phải tự hào rằng đó chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất , và nó là nguồn gốc để khai sinh ra đất nước Việt Nam này, chúng ta phải tự hào khi chúng ta là những người con của đất nước Việt Nam.
Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng tiếng việt một cách thật đúng ý nghĩa và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đó.
11 tháng 2 2017

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài:

Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân cận (Trung Quốc). Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?

II. Thân bài:

1. Giải thích

– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

– Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội.

2. Hiện trạng

a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:

+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

b. Chứng minh:

– Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, (nữ sinh Hà Nội bị đánh hội đồng gây xôn xao) được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2 phút; Ở TPHCM, Nghệ An…

– Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…(Tại TP.HCM,2 nam học sinh (1 em lớp 7,1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ, Q.4, xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường, khiến 1 em bị thương nặng)(1 nữ học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam “xả” lên mặt nữ sinh trường khác)

– Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

– Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…(cách đây nhiều năm đây là vấn đề được dư luận chú trọng nhất,nhưng sau này đây chỉ là hiện tượng hi hữu, ít được chú ý)

3. Nguyên nhân

– Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp…

– Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

– Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng…) => nguyên nhân sâu xa: bạo lực học đường xuất phát từ xã hội: Nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn đâu, lĩnh vực nào cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học đường là do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực. Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn.

– Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng (Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các lĩnh vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị phần. Ngoài đường phố xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích, con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hình thức bạo lực khác, không riêng gì bạo lực học đường). (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)

– Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

– Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. (Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực…)

4. Hậu quả

– Với nạn nhân:

• Tổn thương về thể xác và tinh thần

• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại

• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

– Người gây ra bạo lực:

• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính.

• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.

• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.

• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

– Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:

• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.

• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện

• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

– Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

– Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường

– Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

– Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

– Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

– Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

6. Mở rộng: (phản đề)

– “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).

=> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình => Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm

7. Đưa ra bài học cho bản thân:

Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp…

III. Kết bài:

Khẳng định lại luận điểm…

11 tháng 2 2017

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.



28 tháng 4 2019

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

10 tháng 5 2022

Refer:

Tinh thần yêu nước là một ngọn lửa lớn cháy mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Đến lớp trẻ ngày hôm nay, chúng em vinh dự được tiếp nối ngọn lửa ấy. Cuộc sống hòa bình hiện nay có được là do cha ông ta đã vất vả dành lấy, chúng em sẽ cố gắng hết sức mình để gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Chúng em thể hiện tình yêu nước của mình theo những cách riêng của mình. Chúng em học tập và rèn luyện chăm chỉ để mai sau có thể cống hiến được nhiều cho tổ quốc, có thể đưa nước Việt ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi. Chúng em sẵn sàng lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên mọi diễn đàn dành cho mình mà không e ngại bất cứ điều gì. Chúng em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, để thắt chặt tình đồng bào. Chúng em đem niềm tự hào về dân tộc Việt Nam lên báo chí, âm nhạc và rất nhiều các hoạt động khác mà mình tham gia. Mỗi bạn, với một thế mạnh riêng sẽ có cách thể hiện tình yêu nước riêng. Nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là chúng em là công dân nước Việt Nam, chúng em yêu và tự hào về quốc gia của mình.

10 tháng 5 2022

tham khảo 

Tinh thần yêu nước là một ngọn lửa lớn cháy mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Đến lớp trẻ ngày hôm nay, chúng em vinh dự được tiếp nối ngọn lửa ấy. Cuộc sống hòa bình hiện nay có được là do cha ông ta đã vất vả dành lấy, chúng em sẽ cố gắng hết sức mình để gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Chúng em thể hiện tình yêu nước của mình theo những cách riêng của mình. Chúng em học tập và rèn luyện chăm chỉ để mai sau có thể cống hiến được nhiều cho tổ quốc, có thể đưa nước Việt ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi. Chúng em sẵn sàng lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên mọi diễn đàn dành cho mình mà không e ngại bất cứ điều gì. Chúng em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, để thắt chặt tình đồng bào. Chúng em đem niềm tự hào về dân tộc Việt Nam lên báo chí, âm nhạc và rất nhiều các hoạt động khác mà mình tham gia. Mỗi bạn, với một thế mạnh riêng sẽ có cách thể hiện tình yêu nước riêng. Nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là chúng em là công dân nước Việt Nam, chúng em yêu và tự hào về quốc gia của mình.