">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2024

Gjjgh

 

 

 

 

 

 

17 tháng 3 2016

- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì.
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
Đây chỉ là tham khảo có gì bổ sung thêm nhé

17 tháng 3 2016

Dàn bài:
MB: Giới thiệu văn bản Sống chết mặc bay, hoàn cảnh ra đời [nếu em biết thêm], tác giả là con người như thế nào...
TB:
-"Sống chết mặc bay" ~ Từ cái nhan đề của nó đã cho ta biết được phần nào ý nghĩa của văn bản này.
+Sống chét mặc bay là một khẩu ngữ chỉ thái độ vô trách nhiệm (giải thích)
+Nhan đề thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một con người, cụ thể trong văn bản này là ông quan "cha mẹ của dân" ở một phủ nhỏ.
[Các chi tiết trong bài em trích dẫn chính xác từng câu chữ nhé, chị không có sách nên dẫn chứng có thể không chính xác :">
~Cảnh quan ngồi đánh bài, có người hầu hạ: "Điếu, mày!"...
~Có người xồng xộc chạy vào thì quan mắng: "Đê vỡ, thời ông cách cổ chúng-mày..." ]
~Lúc quan ù to một avsn bài cũng alflucs đê vỡ, số phận người dân lênh đênh...
-Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán những con người vô nhân tính, chỉ biết mình, ham chơi tổ tôm mà quên đi trách nhiệm, quên đi mạng sống của người khác đang bị đe dọa...
KB: Giải thích ngắn gọn về "Sống chết mặc bay", phê phán những tên quan xưng là "phụ mẫu" mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm.


*Luận điểm: gạch đầu dòng
*Luận điểm phụ: cộng đầu dòng
*Luận cứ: ~

__________________
3 tháng 4 2018

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

3 tháng 4 2018

Sau khi học xong văn bản “Sống chết mặc bay" Phạm Duy Tốn đã dùng lời văn cụ thể, sinh động, khéo léo trong việc sử dụng hai phép tương phản và tăng cấp để khắc họa hai lực lượng xã hội. Bên ngoài đình, lũ sắp tràn đến, đe dọa tính mạng muôn dân; Bên trong, “quan phụ mẫu” đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân mà vẫn ngồi trong đình nhàn nhã đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia sảy ra, đám nha lại cũng không ở khúc đê cùng nhân dân vượt qua mà lại hùa theo quan để vui chơi, mịnh hót, bỏ mặc nhân đan chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thần hèn yếu để đối với sức trời, để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Đúng lúc nước tràn bờ, đê vỡ, hàng trăm con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan lại ù ván bài to. Bài văn đã lên tiếng phê phán những kẻ vô trách nhiệm, ích kỉ và ở đó thể hiện niềm cảm thương, chua xót khi dân sắp chịu cảnh đê vỡ mà không có người quan phụ mẫu anh minh, thương dân, lo cho dân.

25 tháng 4 2021

 Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ. 

25 tháng 4 2021

cảm ơn bạn nhé!!!

5 tháng 5 2022

văn nắng là văn j thế ạ mik chx học bh 

5 tháng 5 2022

Tham Khảo:
Chúng ta đã được học văn bản '' Sống chết mặc bay '' trong chương trình ngữ văn 7 tập hai của tác giả Phạm Duy Tốn. Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo kéo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ '' lòng lang dạ thú '' và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh '' nghìn sầu muôn nỗi '' của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Tác phẩm đã dùng phép tăng cấp để miêu tả sợ hung tợn của cảnh bảo lũ, mưa gió; của độ nước dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân. Qua đó đã ca ngợi sức lao động của những người đang chống chọi với dòng lũ. Ngoài ra, tác giả còn dúng phép tương phản: người thì đang mệt mỏi trước lòng lũ, kẻ thì chểnh chệ hưởng thụ. Chỉ phép tương phản thế thôi đã có thể lên án những kẻ vô tâm và không có trách nhiệm với quyền lực mà mình nắm giữ.

20 tháng 3 2019

Bài làm :

Trong bài " Sống chết mặc bay " của Phạm Duy Tôn , có rất nhiều những chi tiết vô cùng kì thú và độc đáo . Nó đã tạo lên sức hút đối với người đọc cũng như với người nghe . Nhưng riêng đối với em , thứ để lại ấn tượng nhất đó chính là tên quan phụ mẫu . Nó khiến cho em cảm thấy rõ được bộ mặt thật của những tên nhà giàu trong xã hội phong kiến đương thời.

Đầu tiên ; tính cách tham lam , ham sông của tên quan phụ mẫu đã được bài văn khắc họa rất rõ nét . Để che lấp đi trách nhiệm cai qaurn tính mạng của nhân dân , tên quan đã tức giận và đuổi cổ , dọa dẫm người đến báo là có lũ quét xảy ra . Trước khi túm cổ ra ngoài , tên quan còn dọa dẫm , quát mắng . Trong lời quát mắng , chửi rủa đó , tên quan đã nói lên lòng thản nhiên , vô trách nhiệm đối với người dân . 

Không chỉ dừng lại như vậy ,sau khi quát mắng và đuổi cổ người báo tin , tên quan còn vẫn giữ tâm trạng thảnh thôi , ung dung và không lo lắng gì hết . Và khi đê vỡ , đó cũng chính là lúc quan thắng ván bài to nhất . Trong sự an toàn , không ảnh hưởng gì đến tính mạng thì ngoài kia biết bao nhiêu người dân đã chìm trong biển nước . Sự vô trách nhiệm của tên quan , bọn nhà giàu " ham sống sợ chết " đã khiến cho hàng trăm , hàng nghìn tính mạng , tài sản và cuộc sống của người dân ngập hết trong biển nước . Lòng thản dung  ,thảnh thơi đặt tính mạng " ngàn cân treo sợi tóc " của người dân được tên quan coi như một chuyện bình thường , thản nhiên , không có gì là cần quan tâm cũng như chú ý đến . 

Từ trên , nó đã khiến ta thấy được bộ mặt tàn ác , vô trách nhiệm đối với người dân của tên quan . Tố cáo những người cầm quyền mà không biết quan tâm , chú ý đến đời sống của người dân . Những kẻ cầm quyền đó không nên đáng có , nó chỉ làm cho xã hội ngày càng lạc hậu và không thể nào phát triển được .

Qua đó , ta thêm hiểu biết , thấm thía về những người giàu mà không quan tâm đến người dân .Lòng lang dạ thú đã khiến cho tên quan trở nên không quan tâm , quyền hành đã khiến cho những kẻ đó mù quáng , không có trách nhiệm đối với đời sống của người dân