Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Bạn có thể thamkhao!
Đại dịch Corona gần đây đã trở thành đại dịch toàn cầu với mức lây lan nhanh đến chóng mặt. Sự bùng phát nguy hiểm của Corona chủng mới này đã là một vấn đề đáng quan ngại. Tính đến ngày 5/2, có 549 ca tử vong và trên hai mươi ngàn ca bệnh được xác nhận trên hai mươi nước. Hầu hết các vụ lây nhiễm xảy ra tại Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc. Cho đến nay, không có ca nào được xác định tại Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói khoảng 80% những người chết vì virus trên 60 tuổi và 75% những người này có bệnh từ trước.
Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam đến sáng 1/2, số người nhiễm nCoV ở Việt Nam là 6 trường hợp, 2 người Trung Quốc (1 người đã được chữa khỏi) và 4 người Việt Nam đang được chữ trị và cách ly.
Đứng trước sự nguy hiểm của loại vius này, người dân cảm thấy vô cùng lo lắng, bộ y tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang để phòng ngừa vì vậy mọi người đã đổ xô tìm mua khẩu trang khiến mặt hàng này bỗng chốc trở nên khan hiếm hơn.
Ấy vậy mà khi nhìn thấy sự lo ngại của người dân về đại dịch, nhiều người đã lợi dụng nhu cầu người dân để tăng giá bán mặt hàng khẩu trang và thuốc men hòng trục lợi. Đây là hành động không thể chấp nhận được.
Khi con virus Corona chủng mới chưa kịp bùng phát thành đại dịch ở Việt Nam thì những con người ở đây đã được nhìn thấy một con virus nguy hiểm hơn đã và đang tồn tại từ lâu. Nó không cướp đi tính mạng của con người nhưng ăn mòn cái quan trọng nhất của con người đó là "Lương tâm". Con virus đó chính là "tham lam". Tiền không làm được tất cả nhưng có những người sẵn sàng làm tất cả vì tiền. Tăng giá bán sản phẩm chưa bao giờ nằm trong phạm trù đạo đức như lúc này, những gian thương đã tăng giá bán của các loại khẩu trang gấp 5, gấp 6 lần giá bình thường thực sự là quá mức tưởng tượng.
Tính mạng là quan trọng nên nhiều người vẫn sẵn lòng bỏ ra chừng ấy tiền để bảo vệ chính bản thân mình nhưng đâu phải ai cũng có đủ dư giả để cảm thấy một hộp khẩu trang 300, 500 ngàn là một cái giá trả được. Lấy ví dụ như những người nghèo, mỗi ngày họ làm việc cật lực chỉ kiếm được 50 - 60 ngàn, vậy là một hộp khẩu trang có giá tới hơn 5 ngày mồ hôi sôi nước mắt của họ. Khẩu trang không đáng mấy với tính mạng con người nhưng cũng không đáng với cái giá đó. Rồi có khi những người nghèo ấy, họ không đủ nhận thức và hiều biết để thấu hết sự nguy hiểm của sự lây lan của virus này nên khi biết giá đã quay đầu ra về rồi sau này họ lây phải dịch bệnh, lây cho xã hội, liệu có phải những gian thương kia phải chịu một phần trách nhiệm?
Đáng nói hơn những nơi bán khẩu trang y tế thường là các tiệm thuốc. Người ta nói "lương y như từ mẫu" nhưng có "từ mẫu" nào lại đi kiếm lợi trên mạng sống của con mình hay không? Những người bán các loại thuốc được làm ra để chữa bệnh ấy đáng ra phải là những người đi tuyên truyền dịch bệnh cho người dân thêm hiểu biết vậy mà họ đã làm gì? Một câu hỏi xin phép được đặt ra ở đây đó chính là liệu bình thường họ bán thuốc có đúng với lương tâm đạo đức hay không? Không phải đánh đồng tất cả mọi hiệu thuốc hay những điểm bán khẩu trang nhưng hiện trạng số đông người đang tăng giá khẩu trang đúng vào mùa dịch thực sự là một hành vi đáng lên án. Hành vi đó của họ có thể biến một cơn dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát trở nên mất kiểm soát. Chính họ sẽ ra sao khi kiếm được thêm vài đồng bạc trên xương máu đồng bào để rồi chính mình cũng sẽ bị mắc căn bệnh đó? Gia đình, người thân cũng mắc phải? Lúc đó hối hận cũng đã quá muộn màng. Không thể biện minh rằng họ thiếu nhận thức về tai hoạ hoàn toàn có thể xảy ra này bởi vì họ đều là những con người có kiến thức về y học, biết mà vẫn làm mới đáng để vạch tội. Biết mà vẫn làm mới thấy được lòng tham lấn át lương tâm con người đến mức nào.
Chưa dừng lại ở đó, trong cơn sốt tăng giá khẩu trang này, khi bị dư luận chỉ trích một số chủ hiệu thuốc đã quyết định không bán mặt hàng khẩu trang và còn kêu gọi những nơi khác làm như vậy. So với việc tăng giá, đây mới là hành động cần được lên án nặng nề. Họ cho rằng bị nói như vậy là quá lời trong khi chẳng chịu nhìn lại xem vì sao dư luận lại chỉ trích? Tưởng tượng xem một ngày bạn nhận ra mình hết khẩu trang và muốn mua, các hiệu thuốc không chịu nhập bán mặt hàng này, bạn đi ra đường với gương mặt không chút che chắn, virus sẽ tấn công bạn bất cứ lúc nào. Liệu khi các chủ hiệu thuốc hành xử như vậy có nghĩ đến hậu quả cho xã hội và chính bản thân mình. Những hành động như thế không chỉ phản ánh vấn đề về đạo đức mà còn là về cả giáo dục. Họ đã học được những gì về sự nguy hại của bệnh tật để rồi mở các hiệu thuốc, để rồi hành xử thiếu nhân đạo đến vậy sao?
Việc tăng giá bán khẩu trang đã khiến làn sóng dư luận phẫn nộ, cơ quan các ngành liên quan vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này một cách thẳng tay. Dù giá khẩu trang đang dần ổn định trở lại nhưng trong mắt người dân, hình tượng về nhưng "lương y" bán thuốc đó hẳn là chưa thể trở về như ban đầu nhanh đến thế được. Không chỉ khẩu trang, thậm chí trong tình thế này thuốc men cũng là một mặt hàng bị một số nơi đẩy giá.
Xin đừng hỏi những người dân vì sao có cái nhìn lệch lạc về các chủ tiệm thuốc như hiện nay, hãy hỏi chính bản thân mình đã làm gì với người dân trong tình thế dầu sôi lửa bỏng.
Tuy vậy, bên cạnh những người trục lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân vẫn có những lương y thực thụ đang ngày đêm giúp người dân hiểu thêm về bệnh dịch, thậm chí có những người đã bỏ tiền túi ra để phát khẩu trang miễn phí nhằm mở rộng hiểu biết cho mọi người về đại dịch.
Hãy nhớ tới một đại dịch khác bùng nổ năm 2003 có tên SARS còn được biết đến với tên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Dịch này bùng phát đầu tiên cũng ở Trung Quốc sau đó lan ra 37 quốc gia khác nhau khiến 8422 ca nhiễm bệnh và 915 trường hợp được ghi nhận tử vong. Bệnh viện Việt Pháp năm ấy được xem là nơi có con quỷ SARS đang trú ngụ nhưng những nhân viên y tế và bác sĩ ở đây bằng y đức của mình đã nỗ lực hết sức, tự cách ly bản thân không được phép về nhà và rồi đặt mình vào vòng nguy hiểm bất chấp có thể chết vì căn bệnh ấy bất cứ lúc nào. Việt Nam được biết đến là một trong những nơi ngăn chặn được sự bùng phát của SARS đầu tiên đó là nhờ những anh hùng mang áo bloues trắng, người dân Việt Nam đã ngậm ngùi đau xót khi phải nhìn 6 người hùng bị con quỷ SARS đưa đi mãi mãi. Điều đó giờ đây cũng đang diễn ra tương tự ở Trung Quốc khi một bác sĩ trẻ đã đột quỵ do làm việc tới lao lực. Nhìn vào vấn đề nào cũng nên xét vào nhiều khía cạnh khác nhau, đại dịch bùng phát, chúng ta đừng chỉ nhìn vào cái xấu của xã hội để lên án mà quên đi công lao của những người hùng không mặc áo choàng ấy. Xã hội này, trong những vệt đen của đạo đức vẫn có những người mang đến vệt nắng ấm áp đến với chúng ta.
Cùng làm trong một ngành hay ít nhất cũng là đồng bào, là nhân loại với nhau thì cần phải biết nhìn người khác rồi xem lại chính mình. Hãy xem xem mình làm được cái gì và người khác cũng máu thịt như mình đã làm được những việc gì. Con người hơn động vật ở chỗ có tình cảm, lý trí, đạo đức. Đừng tự đánh mất phần người chỉ vì vài đồng bạc như vậy. Hành động thất đức nào rồi cũng sẽ nhận lấy hậu quả xứng đáng bởi con người ta luôn tin rằng luật nhân quả là có thật. Gieo nhân nào rồi sẽ gặp quả ấy mà thôi.
Bên cạnh đó, người dân cũng không nên quá lo lắng về dịch này bởi vius Corona chủng mới chưa được xem là đại dịch thế giới. Tỷ lệ tử vong do vius cũng không cao và hoàn toàn có khả năng chữa trị. Thay vì tranh nhau khẩu trang y tế, tạo điều kiện cho người không tốt trục lợi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng khẩu trang vải bởi bộ y tế Việt Nam đã khuyến cáo có thể dùng để tránh lây bệnh. Mất thời gian để giặt và dùng lại một chút nhưng khẩu trang vải tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc. Không nên vì những thông tin sai lệch trên mạng xã hội mà hoang mang, mua phải các loại khẩu trang không có tác dụng tránh vius hay dùng các loại thuốc lung tung không đúng liều lượng và không đưa lại tác dụng. Hãy là một người dân hiểu biết, một người tiêu dùng thông minh, cùng nhau chung tay chúng ta sẽ sớm vượt qua đại dịch này.
* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn
=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn
=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.
- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.
+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.
+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.
b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.
- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.
Tham khảo:
Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh đẹp về người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ”cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: "4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.
Em tham khảo nhé:
Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.
Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.
Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.
Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.
Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn.
Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo.
“Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.
Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc sống bần cùng khó khăn đối với một nông dân cao tuổi quả là khó khăn.Lão Hạc tuổi đã ca, sức khỏe yếu mà còn lủi thủi kiếm ăn một mình,lão không thể làm việc nặng nhọc được nữa nên miếng ăn cũng khó kiếm lắm. Lão đã gạt đi sự giúp đỡ miếng ăn của ông Giáo cách hách dịch vì lòng tự trọng của một người đàn ông,suốt ngày ông đi bới củ khoai, củ sắn để ăn qua ngày.Ngoài ra, lão không muốn chuyện của mình phiền tới xóm làng nên trước khi chết đã gửi ông Giaos ba mươi đồng bạc lo đám tang cho mình. Ông biết mình không thể sống tiếp nữa vì không còn gì để ăn,khoai sắn cũng hết rồi! Vì vậy ông không để mình phải nhơ nhớp tự trọng nên đã chọn cái chết để bảo vệ toàn vẹn tự trọng.
tk
Muốn ổn định và phát triển xã hội, xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ, mỗi con người nhất định phải có ý thức tôn trọng lẽ phải tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Hiểu đơn giản, lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. Người có ya thức tôn trọng và bảo vệ lẽ phải là người có thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động ủng hộ và bảo vệ điều đúng đắn của con người, quyết liệt đấu tranh chống lại cái xấu, cái bất công. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Rèn luyện ý thức tôn trọng và bảo vệ lẽ phải là nhiệm vụ của mỗi con người. Trước hết là biết tôn trọng những gì là đúng đắn, là phù hợp, được xã hội và pháp luật công nhận, không xuyên tạc sự thật, không lợi dụng thông tin để hãm hại người khác. Sống biết tôn trọng lẽ phải là sống chân thật, tôn trọng bản thân và người khác, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ những điều đúng đắn, đề cao tình người, thượng tôn pháp luật. Chỉ khi biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, con người mới xây dựng được cuộc sống công bằng, tốt đẹp và hạnh phúc. Chính thái độ biết tôn trọng cuộc sống, yêu quý lẫn nhau, tương trợ và đoàn kết đã làm nên sức mạnh của loài người trong quá trình chinh phục thế giới này.