Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến là gì?
- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
c. Lật lại vấn đề
- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỉ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).
- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Việc của chiếc lá là phải xanh vì màu diệp lục kia sẽ tỏa bóng mát cho đời. Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. Cống hiến cũng chính là đức hi sinh, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, hi sinh thời gian và công sức của mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Bởi vậy nhân danh sự tiến bộ của thế giới, mỗi chúng ta hãy học tập, lao động và cống hiến hết mình vì một thế giới tốt đẹp.
Cái này thì bạn nên ghi cả khổ (bài) ra để người đọc có thể hiểu rõ hơn yêu cầu của bài nhé, chứ bạn để 2 câu vậy thì hơi khó hiểu lắm :)
Đề đọc hiểu bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)
Bạn vào đây để tham khảo một số ý chính !
Cái hình dáng của bí và bầu “lớn xuống” được Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng:
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
Viết được như vậy đã thể hiện sự biết ơn, đã thấy được công lao to lớn của mẹ. Câu thơ thứ tư, câu kết của khổ hai, không ngừng lại ở đấy, cao hơn, là sự thấu hiểu:
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Giọt mồ hôi rỏ xuống lòng mẹ thầm lặng. Câu thơ thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm. Thầm lặng là âm thầm, lặng lẽ, ít ai biết đến. Nếu tác giả viết: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Rỏ xuống vườn cây trái mẹ tôi thì mới dừng lại ở sự vất vả khó nhọc. Với mẹ, vất vả khó nhọc ấy thường tình. Nỗi vất vả lớn hơn mẹ phải gánh chịu là sự cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh lúc ấy, một tay mẹ nuôi đàn con khi chồng “đang đánh giặc cuối trời”, giọt mồ hôi mặn như lại càng mặn hơn. Câu thơ như chìa khóa, giải mã hai câu thơ đầu khổ một. Giờ đây chúng ta hiểu vì sao: “Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”.
Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về nhân vật trữ tình ( khách)
Giúp e vs mn
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
…
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao
Qua những hình ảnh có tính ước lệ, cường điệu giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm khách hiện lên trong dáng vẻ của một con người có tâm hồn khoáng đạt, thích ngao du. Vị mặc khách ấy như thể đang vi vu với gió trăng, trởi bể suốt tháng ngày. Hai từ láy chơi vơi, mải miết càng tô đậm thêm sự say mê, đắm chìm trong giấc mộng hải hồ. Phép liệt kê đã đưa khách viễn du đến những cảnh đẹp của Trung Quốc, rồi lại trở về lướt thuyền tới sông Bạch Đằng. Những vùng đất bắc phương kia, dẫu khách chưa từng đặt chân đến, có khi chỉ biết qua sách vở nhưng đã thể hiện sự hiểu biết rộng của một bậc nho sĩ và cái tráng trí bốn phương của kẻ lãng du. Đi để khám phá thiên nhiên, để mở mang tri thức. Vì thế cứ nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, dù vài trăm trong dạ cũng nhiều nhưng tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Khát vọng, hoài bão được thưởng ngoạn, ngao du cứ thế mà bay bổng. Nên điển tích Tử Trường không phải để học cách ghi chép sử kí, mà là học cái thú tiêu dao. Sự học ấy là để hòa mình vào thắng cảnh, nghiên cứu lịch sử, trau dồi học thức và cũng để giãi bày tâm sự.
I. Mở đoạn
- Giới thiệu Tấm Cám - truyện cổ tích thần kì tiêu biểu của dân tộc.
- Hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách.
II. Thân đoạn
1. Tổng
- Nguồn gốc của truyện gắn với thời kì xã hội đã nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn. Vai trò của yếu tố thần kì góp phần phản ánh ước mơ công bằng của nhân dân.
- Triết lí nhân sinh từ câu chuyện toát lên từ hình tượng trung tâm: cô Tấm xinh đẹp, thảo hiền trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, giành lại hạnh phúc.
2. Phân
a. Tính cách Tấm khi ở với mẹ con Cám.
- Hiền lành.
- Nhẫn nhục đáng thương.
- Khi gặp hoạn nạn chỉ biết tủi thân ôm mặt khóc. Chỉ có Bụt an ủi giúp đỡ Tấm.
b. Tấm thành hoàng hậu và âm mưu của mẹ con Cám.
- Tấm thành hoàng hậu do bản chất tốt đẹp của nàng.
- Sự ganh ghét đó kị đã trở thành tội ác ghê tởm của mẹ con Cám. Sự ngây thơ, lòng hiếu thảo của Tấm đã phải trả giá bằng cái chết. Nàng trở thành nạn nhân của một âm mưu thấp hèn.
- Mỗi lần bị hại, Tấm càng trở nên mạnh mẽ hơn. Sự hóa thân thần kì của nhân vật là tình cảm của dân gian bênh vực và bảo vệ cho vẻ đẹp không bị hủy diệt. Nàng chủ động bảo vệ hạnh phúc của mình.
c. Sự trở về của Tấm
- Lần hóa thân cuối cùng của Tấm vào quả thị thể hiện được bản tính của người con gái thơm thảo. Tấm sống cùng bà lão nghèo, được gần gũi chia sẻ với nhân dân.
- Miếng trầu là hình ảnh sống động về người con gái thảo hiền nết na, cũng là dấu hiệu để vua nhận ra nàng, đón nàng về cung.
- Sự trừng phạt là tất yếu với mẹ con Cám để diệt trừ tận gốc cái ác, bộc lộ rõ ràng thái độ của dân gian. Bọn chúng phải trả giá tương xứng với tội ác chúng đã gây ra cho Tấm.
3. Hợp
- Sự phát triển tính cách của Tấm thể hiện triết lí dân gian sâu sắc về eon người. Quan niệm ở hiền gặp lành không phải thụ động chờ hưởng phúc mà phải đấu tranh để đạt tới.
- Vẻ đẹp của nhân vật thêm phần hấp dẫn nhờ yếu tố thần ki, đồng thời khẳng định tinh thần không chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác.
III. Kết đoạn
Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hình tượng Tấm.