Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi học sinh ai cũng có một niềm tự hào của riêng mình. Những ngôi trường đã nằm trong kí ức mỗi học sinh luôn là cái tên không thể nào quên được trong cuộc đời. Bởi vì nó đã đưa chúng ta đến với một cuộc sống đầy đủ. Ngôi trường em đang theo học cũng vậy, cũng thổi vào tâm hồn chúng em nhiệt huyết của cuộc sống và ngôi trường ấy mang tên “Trường THCS Yên Bình”.
Trường được xây dựng trên một khu đất cao rộng và thoáng đãng thuộc địa phận xã Yên Bình – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Chỉ nói đến cái tên thôi đã hàm chứa cả một sự yên bình trong ấy. Trường được nâng cấp, xây dựng trên nền trường liên cấp một- cấp hai, nhưng ngày nay trường cấp một và cấp hai đã được tách riêng. Ngôi trường em đang theo học được xây dựng từ năm 1965. Ngôi trường đã trải qua hơn 50 năm lịch sử, trải qua bao thăng trầm, bào mòn của thời gian. Đây là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi học trò của biết bao thế hệ học sinh đã đi qua.Trước đây, trường được xây dựng với những phòng học đơn sơ, mộc mạc, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của xã hội và quan tâm của địa phương, ngôi trường được xây dựng khang trang hơn, các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ học tập…của các em học sinh cũng được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học của thầy trò chúng em.
Ngôi trường em đang theo học nằm ngay sát mặt đường tỉnh lộ, được xây dựng theo hướng Đông – Nam nhìn ra phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng rãi làm cho không khí trở nên thoáng đãng, trong lành, mát mẻ. Cổng trường được xây dựng cao rộng, đẹp đẽ với những cánh cổng sắt vững trãi, bức tường vàng tười nổi bật lên tấm biển màu xanh mang tên “Trường THCS Yên Bình”. Cái tên trường thể hiện tình cảm dạt dào của các thầy cô dành cho các em học sinh nơi đây. Phía trên cánh cổng là những cánh cờ tung bay trong gió đón chào các bạn học sinh mỗi buổi sáng đến trường. Trường được bao bọc, che chở bởi những bức tường gạch cao, vững chắc. Khi bước chân vào cổng trường, ai ai cũng ngỡ ngàng trước khung cảnh sư phạm khang trang, sạch sẽ của trường. Trường được bố trí và sắp xếp phòng học theo kiểu chữ U với ba dãy nhà cao tầng. Đi vào cổng trường, phía trên nhất là sân khấu được lát gạch men tráng đỏ cao hẳn so với sân trường với ba bậc tam cấp, rộng thoáng để phục vụ cho các em học sinh trong những buổi sinh hoạt tập thể. Các dãy nhà được khoác trên mình bởi những bộ áo màu vàng, nổi bật lên hàng cửa sổ màu xanh như vật trang trí cho ngôi nhà. Trước những lớp học là những bồn hoa, cây cảnh xanh tốt quanh năm được chính bàn tay nhỏ bé của các em học sinh chăm sóc, tưới tắm.
Mỗi sớm mai, ai nấy bước vào trường cũng cảm thấy một cảm giác phấn khởi với muôn vàn loài hoa khoe sắc. Góc sân trường là khu vườn sinh vật với các loài cây, là một trong những đồ dùng trực quan phục vụ cho các tiết học thực hành của chúng em. Dưới sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, rợp bóng mát bởi những hàng cây xà cừ cổ thụ. Thân cây to vững trãi, khoảng hai đến ba người ôm mới xuể. Những tán lá to, tỏa bóng che nắng cho chúng em vui chơi. Đặc biệt đến mùa hè, những cây phượng trên sân trường rực rỡ, tiếng ve râm ran càng làm cho khung cảnh sân trường rộn rã hơn. Ai đã từng đến ngôi trường “Trung học cơ sở Yên Bình” của chúng em cũng đều khát khao mong muốn học ở ngôi trường này dù chỉ một lần.
tham khảo
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống như vậy tình trạng học kém có còn không?(k dg mục đích hỏi)
Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng( câu trần thuật). Ngôi trường mới đẹp làm sao! ( câu cảm thán). Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu!( câu cầu khiến) . Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người ẹm thứ 2 của tôi?
Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.Còn trường của bạn thế nào ?
tham khảo
Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Nay ta cũng đã biết nghệ thuật là thứ mà con người cho là tuyệt tác. Trong kho tàng văn học cũng đã có rất nhiều nghệ thuật gọi là kiệt tác. Đặc biệt là tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng' của tác giả nước ngoài.
Câu nghi vấn không dùng để hỏi: Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi
Refer:
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Thử hỏi nếu không có văn nghệ thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào ? Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969.Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dânTrong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?..."Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay.Có người nói:Bác đã ra đi rồi. Không!Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia.. Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta