Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quẩn, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng giữa cánh đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến.
TK
Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển… Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả.
Tham khảo
Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả đã từng được đọc, em thích nhất là bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là lời của một chú chiến sĩ kể về cậu bé liên lạc Lượm dũng cảm, hoạt bát. Hình ảnh một cậu bé nhỏ tuổi, với đôi má đỏ bồ quân, đội chiếc mũ lệch, tung tăng nhảy nhót trên đồng ruộng, cứ in sâu mãi vào tâm trí em. Tuy còn nhỏ, nhưng việc cậu ấy làm chẳng nhỏ chút nào. Sự dũng cảm, hết mình vì nhiệm vụ của Lượm khiến em vô cùng nể phục. Giây phút đọc được Lượm đã ra đi vì độc lập dân tộc, em đau xót vô cùng. Cũng như người chiến sĩ trong bài thơ, em đau xót, bàng hoàng đến không thể tin vào điều đó. Thật đắng cay, xót xa thay. Tuy nhiên, em chắc chắn rằng, Lượm tuy hi sinh, nhưng em sẽ vẫn sống mãi trong lòng những người dân Việt, cùng với đất nước ta. Những cảm xúc ấy, chính là từ bài thơ Lượm đã mang đến cho em.
Cần đáp ứng:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.
+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.
+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.
TL
Nè
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Hok tốt nha
bài thơ nào nói rõ
bài thơ nào