K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2022

Theo các giáo viên, nền nếp, ý thức học tập không phải tự nhiên mà có, phải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Chính vì vậy, học sinh cần phải biết thích nghi, biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò truyền đạt, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập.

Thầy Võ Hoài Nhân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gợi mở: "Đối với dạy học trực tuyến thì giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em phương pháp, còn học sinh sẽ là người thực hành, vận dụng các phương pháp để học tập tốt. Điều cốt lõi vẫn là ý thức học tập của học sinh, các em phải chủ động tìm kiếm tài liệu cũng như qua hoạt động thực tế, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức cho riêng bản thân".

Nhân vật trung tâm của quá trình học tập vẫn là học sinh. Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn… Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.

Ngoài ra, để học sinh có nền nếp và ý thức học tập tốt thì không thể nào không nhắc đến vai trò của phụ huynh. Các bậc phụ huynh phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của con mình để có giải pháp học trực tuyến phù hợp

1 tháng 8 2023

ooke bn 

giúp cho là nhớ pk tick nha

1 tháng 8 2023

Đoạn thơ thứ 22 cho ta thấy được sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc: giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông dường như có sự gắn bó, hoà quyện thật đẹp đẽ. Tiếng đàn ngân nga, lan toả trong đêm trăng như lay động cả mặt nước sông Đà, làm cho dòng sông như dòng trăng ấy trở nên lấp loáng ánh trăng đẹp.

7 tháng 6 2018

cái này có pải viết văn ko bn ?

Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

mik vít ngắn nên ko pải bài văn nhé !

7 tháng 6 2018

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

13 tháng 11 2018

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

13 tháng 11 2018

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Những tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.

Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre.

7 tháng 3 2018

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.

Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.

Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.

Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.

Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.

Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.

7 tháng 3 2018

Bài tham khảo 1

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

1 tháng 6 2019

theo em thì là :đất nước của chúng ta luôn tiến lên phía trước ko bị khuất phục.

7 tháng 12 2022

Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu.

 

-Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

 

Ở đây này

https://baikiemtra.com/van-hoc/hay-noi-len-nhung-suy-nghi-va-cam-xuc-cua-em-khi-doc-bai-tiang-rao-dem-492.html

16 tháng 2 2020

Mẹ - mặt trời của con
“Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”

Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành

13 tháng 3 2019

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
Tôi nhớ những ngày thu đã xa 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy 
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng về.
 
Từ câu một đến câu ba là khúc dạo đầu của một bản đàn:
 
Sáng mát trong như sáng năm xưa 
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
          Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
 
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Trời thu mát mẻ, trong trẻo “mùi hương cốm mới” hòa quyện trong những làn gió nhẹ mơn man gợi cảm giác thi vị và cũng gợi cho chúng ta nhớ đến hương vị thơm ngon của lúa nếp trong câu thơ của Hoàng cầm "Quê hương ta lúa nếp thơm nồng"      (Bên kia sông Đuống). Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc, mùa thu độc lập, tự do, mùa thu của quê hương cách mạng, Nguyễn Đình Thi đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”. Có thể nói, nhà thơ chỉ:
 
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua 
Dẫu chưa nên khúc tình đã thoảng bay.
 
Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
 
Khung cảnh Hà Nội hiện lên thật đẹp, bàng bạc chất thơ. Tiết trời chỉ “chớm lạnh”- cái lạnh rất đặc trưng của Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Cái lạnh làm rung động hồn người. Cái lạnh gợi thi hứng khác hẳn cái lạnh lẽo của mùa đông. Những cơn gió heo may xao xác đầu mùa rải trên đường phố tĩnh lặng làm cho phố phường dài hơn, rộng hơn. “Xao xác” là từ láy được nhà thơ dùng “rất đắt”. Đặc biệt những tia nắng hanh vàng soi trên “thềm nắng lá rơi đầy” gợi được thần sắc riêng biệt của vẻ đẹp mùa thu. Chính vì Hà Nội luôn ở nơi hồng trái tim của Nguyên Đình Thi nên nhà thơ mới miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội như thế. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Nhưng không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên, "Người ra đi đầu không ngoảnh lại". Câu thơ đã vẽ lên bức chân dung tự họa của thi sĩ Nguyễn Đình Thi. Tâm trạng người ra đi mang nặng niềm thương mến, vấn vương. Vì lý trí nhắc nhở trách nhiệm của người công dân nên “Người ra đầu không ngoảnh lại”.Còn tình cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc trong căn nhà bé nhỏ và nỗi nhớ nhung Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến. Vì vậy, nhà thơ "đầu không ngoảnh lại " nhưng tâm hồn thì không thể không ngoảnh lại:
 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
 
Nếu như mùa thu Hà Nội gợi cảm, thoáng nét buồn trong khung cảnh biệt li thì mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
 
Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
 Trong biếc nói cười thiết tha.
 
Câu thơ “Mùa thu nay khác rồi”vừa là câu chuyển đoạn, chuyển ý vừa nói lên sự biến chuyển trong nhận thức về lòng yêu nước của Nguyễn Đình Thi. Ớ đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thể có sự vang ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên đẹp đến hai lần mà cất tiếng reo vui. Nghệ thuật nhân hóa tu từ đã giúp cho những cảnh vật đơn sơ trở nên có hồn và gần gũi với con người. Nhà thơ nhìn rừng tre thấy nó cũng vui; nhìn trời thu thấy nó vừa xanh vừa trong, vừa "thay áo mới" vừa "nói cười thiết tha" như chưa bao giờ được nói cười một cách tự do, thoải mái như thời điểm này. Chúng ta dễ thấy nhân vật có sự thay đổi lớn. Trước đây, nhân vật “tôi”có cái nhìn còn hẹp, chỉ quẩn quanh nơi đường phố, thềm nhà. Bây giờ, nhân vật “tôi” có cái nhìn rộng lớn bao quát cả núi đồi, rừng tre, trời thu, cánh đồng, dòng sông... Có thể nói, cái nhìn của nhân vật ít nhiều giống với cái nhìn của nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đó là cái nhìn của những trí thức, văn thi sĩ nhập cuộc, đứng trong lòng cuộc kháng chiến, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vậy nên, cái của nhà thơ (chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).
Hơn nữa, đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:

Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp và liệt kê cùng với nhịp điệu khẩn trương, khỏe khoắn, hồ hởi, sôi nổi cách dùng nhiều tính từ, cách chọn vần âm vang: “a -at” đã nhấn mạnh niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ khi được làm chủ đất nước. Vì đất nước đã độc lập, tự do nên trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông đều trở về ta. Trước đây, Nguyễn Đình Thi chưa có được những phút giây vui mừng, hạnh phúc đến thế. Trong Bài thơ Bắc Hải, khi phản ánh tâm trạng người tha hương, nhà thơ ghi nhận những nét sâu xa của tình yêu một đất nước bằng ngòi bút khổ đau:
 
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
 
Nhớ Hải Phòng, nơi gắn liền với tuổi thơ ngây, hồn nhiên của mình, nhà thơ vẫn không quên được quá khứ đau thương của đất cảng:
 
Quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, Bến Đá
Chợ Cột Đèn, Chợ Sắt, chợ đưa người 
Những tên gọi sao mà vất vả 
Chẳng khác lênh đênh những cuộc dời.
(Nhớ Hải Phòng)
 
Do đó, trong điểm nhìn hiện tại, đất nước hiện lên trong đôi mắt chan chứa yêu thương của Nguyễn Đình Thi rất màu mỡ, phì nhiêu, dài rộng, bát ngát, duyên dáng và giàu tiềm năng.

Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian.
 
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
 
Hai câu thơ:

Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 

Là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mặt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác. Nhà thơ Huy Cận đã viết:

Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững 
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
 Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng 
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.

Tóm lại, bằng một hồn thơ đất nước rộng mở, bằng tình cảm mạnh mẽ, bằng điếm nhìn từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại về quá khứ, bằng các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình Thi vừa miêu tả được nét đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam trăm quý ngàn yêu, hết lời ca ngợi đất nước, vừa bày tỏ được cảm hứng về đất nước và dân tộc anh hùng một cách nhất quán, chân thành.

4 tháng 2 2021

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Nguồn : https://selfomy.com/hoidap/275253/vi%E1%BA%BFt-%C4%91o%E1%BA%A1n-v%C4%83n-kho%E1%BA%A3ng-%C4%91%E1%BA%BFn-d%C3%B2ng-d%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BB%93ng-ngh%C4%A9a-tr%C3%A1i-ngh%C4%A9a-%C4%91%E1%BB%93ng