K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Trong bài "Chuyện cổ tích về loài người", khổ 3 mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Đây là khổ thể hiện sự đau khổ và khó khăn mà con người phải trải qua trong cuộc sống.
Khổ 3 mở đầu bằng những câu chuyện về những người nghèo khổ, sống trong cảnh đói khát và cảnh tàn phá của chiến tranh. Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh u ám về cuộc sống của loài người, khi mà sự đau khổ và khó khăn trở thành một phần không thể thiếu.
Tuy nhiên, khổ 3 cũng thể hiện sự kiên nhẫn và lòng can đảm của con người. Dù đối mặt với những khó khăn, họ không bỏ cuộc mà vẫn kiên trì và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là sự mạnh mẽ và lòng kiên nhẫn của con người trong cuộc sống.
Khổ 3 cũng đề cập đến tình yêu và lòng nhân ái của con người. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, những hành động nhân ái và tình yêu thương vẫn tồn tại. Đó là những hành động nhỏ như chia sẻ thức ăn, giúp đỡ những người khác và tạo ra một cộng đồng đoàn kết.
Từ khổ 3, ta cảm nhận được rằng cuộc sống không chỉ toàn là đau khổ và khó khăn. Con người có thể vượt qua mọi khó khăn và tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Dù có bao nhiêu khổ đau, con người vẫn luôn có khả năng thay đổi và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Vì thế , khổ 3 trong bài "Chuyện cổ tích về loài người" là một phần quan trọng trong việc tạo nên bức tranh về cuộc sống và con người. Nó thể hiện sự đau khổ và khó khăn, nhưng cũng đem lại hy vọng, lòng kiên nhẫn và tình yêu thương của con người.

29 tháng 8 2023

Đoạn thơ thứ ba của bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" đã lý giải cho sự xuất hiện của người bà. Đoạn thơ gợi lên hình ảnh người bà quen thuộc cùng các cháu kể những câu chuyện cổ tích con cóc nàng tiên, cô Tấm ở hiền, thằng Lý Thông ở ác... Qua giọng kể của bà mọi thứ hiện lên hấp dẫn, chân thực hơn bao giờ hết. Tất cả đều vô cùng sinh động và gần gũi với tuổi thơ của chúng ta. Đó cũng là một cách gián tiếp nhắc nhở con cháu và mỗi bạn đọc chúng ta về cội nguồn văn hóa. Bà muốn các cháu của mình hiểu những câu chuyện cổ tích ấy biết hướng đến việc sống thiện, bài trừ cái ác, bảo vệ lẽ phải. Người bà ấy muốn hướng con cháu đến lối sống đẹp của dân tộc từ ấy bồi đắp hình thành nhân cách và phẩm chất của con người một cách đứng đắn. Người bà đúng là có một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc cho đời sau. Vì vậy chúng ta cần trân trọng người bà của mình.

Tham khảo:

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Hok tốt nha bn

12 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ (Sai báo mình ạ):

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

Cre: H.vn

Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ với lời ru. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.



 

17 tháng 10 2024

Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.

16 tháng 11 2021

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

từ láy trần trụi

16 tháng 11 2021

về mẹ mà

Tham khảo:

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

2 tháng 10 2021

cảm ơn nhiềuyeu

Tham khảo:

Trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

~HT~

15 tháng 10 2021

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

 
22 tháng 10 2021

THAM KHẢO

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.