Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.
Khi nói đến những yếu tố để thành công, ta luôn đề cập tới các phẩm chất như dũng cảm, dám nghĩ dám làm, cần cù,... Ngoài những điều đó, ta còn cần có niềm tin vào bản thân. Đó là tin tưởng chính chúng ta có đủ năng lực và sức mạnh để thực hiện điều gì đó trong tương lai. Điều này sẽ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, hướng đến những lối sống tích cực. Niềm tin này khiến ta trở thành người có ước mơ và dám nỗ lực, dám dấn thân để thực hiện ước mơ đó. Suy nghĩ rằng bản thân mình làm được là động lực giúp ta vượt qua khó khăn và trưởng thành hơn trong cuộc sống, vươn tới thành công. Ngoài ra, khi có niềm tin vào chính bản thân, ta sẽ tạo cho mình một phong thái tự tin, bản lĩnh, giúp ta trở nên nổi bật trong một tập thể chung. Vì vậy, con người cần phải trau dồi bản thân thật tốt để có kiến thức, kinh nghiệm vững chắc, lấy đó làm nền tảng cho sự tự tin. Một niềm tin mãnh liệt có thể giúp con người phá bỏ giới hạn, làm nên những điều lớn lao, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.
bạn tham khảo
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc kiểm soát áp lực trong cuộc sống
I. DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ KHOẢNG LẶNG TRONG CUỘC SỐNG
1. Mở Bài
- Giới thiệu vấn đề được nghị luận.
2. Thân Bài
- Giải thích khoảng lặng là gì?
+ Khoảng lặng là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái không phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả.
+ Khoảng lặng là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe nhịp tim của mình.
+ Khoảng lặng là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai.
+ Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những muộn phiền ngoài kia.
- Vì sao con người cần có khoảng lặng?
+ Xã hội: Xã hội phát triển, thời đại công nghệ, con người dần bị cuốn vào công việc,...
+ Gia đình: Những áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái, cơm áo gạo tiền, ...
+ Công việc: Số lượng công việc nhiều, không tìm được việc làm ưng ý, ...
+ Tình yêu: Sự cô đơn trong tình cảm, những lần bất đồng quan điểm, cãi vả, ...
+ Mối quan hệ giữa người với người...
=> Bởi chạy đua theo nhu cầu cuộc sống, theo dòng chảy cuộc đời mà con người dần trở nên vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, mất kiểm soát. Nhưng lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để bình tâm suy nghĩ, nhìn nhận lại mọi thứ...
- Bàn luận, mở rộng:
+ Kể câu chuyện của chính mình hoặc ai đó về việc cần thiết của những khoảng lặng.
+ Giữa dòng đời xô bồ, có ai không mong được một phút giây nào đó được thảnh thơi, được thu mình vào một thế giới riêng. Khi đó đừng ngại ngần, hãy tự cho mình một khoảng lặng.
-Liên hệ bản thân
3.KẾT BÀI
Đánh giá chung. Bài học nhận thức và hành động.
Châu's ngốc
Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống này bế tắc? Đã bao giờ bạn thấy thế giới này như quay lưng với bạn? Những khi đó bạn thường làm gì? Tự nhốt mình trong phòng, lựa chọn chạy trốn hay điên cuồng lao đầu vào công việc? Ai trong chúng ta cũng phải trải qua những ngày như thế. Và khi đó điều ta cần nhất chính là tự cho mình một khoảng lặng - để bình tâm nhìn nhận lại mọi chuyện đã qua.
Ngày còn bé khi nghe ba mẹ nói về khoảng lặng trong cuộc sống, tôi vẫn luôn mơ hồ chẳng biết đó là gì. Khi lớn lên, sự tò mò đã thôi thúc tôi tìm hiểu về nó. Vậy khoảng lặng là gì? Là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái không phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả. Là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe nhịp tim của mình. Là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai. Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những muộn phiền ngoài kia. Không phải điều gì lớn lao, suy cho cùng khoảng lặng chính là lúc chúng ta cho phép mình quên đi thế giới thực tại.
Tôi đã bao lần tự hỏi tại sao xã hội càng phát triển, con người cần có khoảng lặng? Có lẽ, hành trình đi tìm câu trả lời sẽ rất gian nan với một cô học trò cấp ba như tôi. Xã hội tiến bộ, thời đại công nghệ phát triển, con người bị cuốn vào công việc, guồng quay cuộc sống. Chạy đua cùng thời gian, cùng dòng chảy của xã hội, con người dần biến mình thành một cỗ máy. Họ không ngừng làm việc, không ngừng kiếm tiền. Người lớn chịu áp lực từ công việc rồi khi trở về nhà sẽ có những gánh nặng cơm, áo, gạo tiền rồi gia đình bên nội, bên ngoại. Bao thứ bủa vây lấy họ. Những lúc đó họ nên làm gì? Cần thiết nhất chính là tự ngưng lại mọi thứ, cho bản thân một khoảng lặng để bình tâm, nạp năng lượng rồi chiến đấu tiếp.
Hay trong tình yêu, sau bao lần đổ vỡ người ta thường có xu hướng khép mình, ngại mở lòng với người sau. Thậm chí có người mất niềm tin vào tình yêu, họ căm ghét chuyện tình cảm, họ cho rằng ai cũng như người trong quá khứ. Khi ấy điều họ cần chính là một khoảng thời gian đủ để suy nghĩ, nhìn và chấp nhận những chuyện đã qua. Đồng thời tự cho mình và cho người một cơ hội.
Và đặc biệt tuổi trẻ chúng ta, cần những khoảng lặng hơn bao giờ hết. Chắc hẳn bạn đã nghe đến cái chết thương tâm của một thành viên nhóm nhạc SHINee là Jonghuyn. Anh ấy chết vì bệnh trầm cảm, hay chính vì không thể chịu đựng được nữa những áp lực của cuộc sống. Hằng ngày anh ấy vẫn gồng mình để hứng chịu mọi thứ, cho đến một ngày không thể chịu được nữa anh đã chọn cái chết để giải thoát tất cả. Giá như khi đó anh tự cho mình một khoảng thời gian ngắn thôi để suy nghĩ, để tìm bình yên trong tâm hồn, có lẽ đã không xảy ra chuyện đau lòng đó. Con người hiện đại thường vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, kiểm soát. Những lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để nhìn nhận lại mọi thứ...
Giữa dòng đời xô bồ ai chẳng mong muốn được một lần thu mình vào thế giới riêng. Nhiều khi đi làm về chỉ muốn ngả lưng lên chiếc giường thân yêu, tạm gác đi những mệt mỏi ngoài kia nhưng nhận ra mình còn gia đình, lại phải bật dậy và cố gắng. Phàm là con người ai cũng có một giới hạn chịu đựng nhất định, đến hạn mức sẽ không thể tiếp tục được nữa. Khi đó, đừng cố nữa, mà hãy dừng lại. Cuộc đời cần có những dấu phẩy trước khi đến được dấu chấm cuối cùng.
Riêng bản thân tôi, ở những năm tháng cấp ba, áp lực nhất có lẽ là chuyện thi cử, học hành. Dưới sức ép từ ba mẹ, nhà trường đã có lúc tôi rơi vào bế tắc thật sự. Nhưng rồi tôi đã suy nghĩ tích cực hơn, tôi xin phép ba mẹ cho tôi được thư thả vài ngày để tâm trạng thoải mái hơn. Tôi dành ba ngày để suy nghĩ về ước mơ, về đam mê, về những thứ tôi sẽ có được và mất đi nếu tôi thành công hay thất bại. Tôi vạch ra cho bản thân một kế hoạch ổn định hơn, ít áp lực hơn, tự nhủ phải luôn giữ cho tâm thật thoải mái. Và mỗi lần như vậy tôi thấy bản thân tốt hơn rất nhiều, chẳng còn bi quan như trước đó. Thật ra con người chúng ta ai cũng luôn cần một khoảng lặng để được nghỉ dưỡng cho tâm hồn, cho thể xác.
Khoảng lặng - điều mà ta đang tìm kiếm. Nếu mỗi ngày trôi qua của bạn đang rất mệt mỏi hãy ngừng lại mọi thứ, chọn cho mình một góc, bình ổn lại tất cả. Cuộc sống này cần lắm những khoảng lặng, cũng giống như giữa chốn ngục tù ô nhục trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân vẫn tồn tại một Viên quản ngục có thiên lương trong sáng. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn loạn, lắm nốt cao độ thì khoảng lặng chính là những nốt trầm da diết, giúp ta cân bằng cuộc sống.
hơi ngắn đấy ạ:(
Tham khảo:
Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị bản thânMỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Thân bài: 1. Giải thíchGiá tri bản thân là gì?Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động… để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội.2. Phân tích giá trị của bản thân- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người, không trộn lẫn, tạo dấu ấn riêng giữa đám đông. Ví dụ: Bạn có năng khiếu bẩm sinh, thích vẽ, hát, múa,… điều đó đã làm bạn trở nên khác biệt giữa những người khác. Hay, hiện tại của bạn đang là một học sinh, sinh viên chăm chỉ, phấn đấu nỗ lực trên giảng đường, tương lai của bạn sẽ có một công việc tốt gặt hái được nhiều thành công…- Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mạt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia. Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia.Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng.Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận.Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn (Bạn lấy ví dụ cụ thể để chứng minh)- Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn. Có ai đó đã từng nói: “Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt”. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. - Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng. - Ý nghĩa của giá trị bản thân+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.+ Mỗi con người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo nên giá trị của cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển. 3. Bình luận và phản đề- Giá trị đó dù có lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.- Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho bản thân mình thì cuộc sống này không có ý nghĩa, tẻ nhạt.- Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm nên đánh mất nhiều cơ hội.- Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc mà học có trong tay mà nó phụ thuộc vào sự nỗ lực của con người trong cuộc sống. 4. Bài học nhận thức- Mỗi con người cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình, nhưng không nên tự tin thái quá về năng lực bản thân để dẫn đến thất bại.- Phát huy năng lực của bản thân đi kèm với sự học hỏi từ những người xung quanh.- Người trẻ cần nỗ lực học tập, rèn luyện để làm tăng giá trị của ben thân, trở thành người có ích cho xã hội.- Không nên “định giá” người khác qua vẻ bề ngoài, công việc hay tiền bạc. Kết bài:Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.Trên đây là gợi ý về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị bản thân. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các em trong việc vận dụng để làm các dạng văn nghị luận xã hội. Chúc các em thành công!Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn thử thách yêu cầu chúng ta phải vượt qua chúng thì mới đạt được thành công. Để làm được như vậy thì ý chí và nghị lực chính là hai yêu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của mỗi người. Ý chí là khả năng xác định, điều khiển bản thân theo mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện nó. Nghị lực là tinh thần, sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ. Người có ý chí và nghị lực sẽ luôn được mọi người yêu quý, giúp đỡ và tin tưởng. Ý chí và nghị lực là hai phẩm chất luôn đi kèm với nhau, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi chúng ta gặp phải khó khăn thì chỉ cần có ý chí và nghị lực, ta sẽ tìm ra được cách giải quyết và vượt qua những khó khăn đó. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là ý chí quyết tâm chiến đấu, nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã mang lại thắng lợi vẻ vang và độc lập tự do cho Tổ quốc. Vậy để rèn luyện ý chí và nghị lực sống, chúng ta cần phải làm gì? Là một học sinh, ý chí và nghị lực được rèn luyện nếu ta luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập dù trong bất cứ khó khăn, thử thách nào.
Nội dung:
*Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận, vai trò của trải nghiệm đối với cuộc sống.
*Thân đoạn:
- Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.
- Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:
+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.
+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh...
- Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.
- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.
*Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người.