Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?
A. Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
B. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động.
C. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao.
D. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường.
Câu 2: Một quả dừa nặng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 800cm. Công của trọng lực là bao nhiêu?
A. 200J; B. 2000J; C. 20J; D. 320J.
Câu 3: Động năng của một vật sẽ bằng không khi:
A. vật đứng yên so với vật làm mốc B. độ cao của vật so với mốc bằng không
C. khoảng cách giữa vật và vật làm mốc không đổi D. vật chuyển động đều.
Câu 4: Cơ năng của một vật càng lớn thì:
A. động năng của vật cũng càng lớn
B. thế năng hấp dẫn của vật cũng càng lớn.
C. thế năng đàn hồi của vật cũng càng lớn
D. khả năng sinh công của vật càng lớn.
Câu 5: Một viên đạn đang bay trên cao, những dạng năng lượng mà viên đạn có được là:
A. Động năng và thế năng B. Động năng và nhiệt lượng C. Thế năng và cơ năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng
Câu 6: Lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ 2,5kW. Một ô tô đi trên đường với vận tốc đều là:
A. v = 45km/h B. v = 30km/h C. v = 35km/h D. v = 40km/h
Câu 7: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:
A. P = 92,5W B. P = 91,7W
C. P = 90,2W D. P = 97,5W
Câu 8: Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
A. 1 giờ B. 1 giờ 5 phút C. 1 giờ 10 phút D. 1 giờ 15 phút
Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau ? Chọn phương án đúng.
A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất
B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất
C. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau
D. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc,cùng một độ cao và có cùng khối lượng
Câu 10: Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó
A. có trọng lượng lớn.
B. có khối lượng lớn.
C. có khả năng thực hiện công.
D. chịu tác dụng của một lực lớn
Vật rơi:
Quảng đường đi được:
h = v0t + \(\frac{1}{2}\)gt2
v0 = 0
=> h = \(\frac{1}{2}\)gt2
=> t = \(\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
Vận tốc khi chạm đất:
v = v0 + gt
v0 = 0
=> v = gt = g\(\sqrt{\frac{2h}{g}}\)= \(\sqrt{2gh}\)
Chương trình nhập vào g,h => tính được v = \(\sqrt{2gh}\)