Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay
giúp mình với !!!
Em cảm thấy môi trường hiện nay đã bị con người làm bẩn đi rất nhiều. Như việc các nhà máy xi măng , nhà máy xăng dầu làm việc tạo ra khí thải . Chính việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định cũng là một điều khó lắm hay sao ? Mà mọi người ko ai chịu vứt rác đúng chỗ vậy . Bởi vì ai cũng nghĩ vứt một vài mẩu rác như vậy thì sẽ có những bác lao công dọn , nhưng ko mỗi người đều có suy nghĩ như vậy thì mỗi người vứt 1 ít thì sẽ thành nhiều , cũng ko ai đi theo dọn rác cho chúng ta phía sau . Vì vẫy chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ môi trường . ( có thể bớt lại một số câu nhé , vì mình viết thật lòng nên là hơi dài )
Em cảm thấy môi trường hiện nay đã bị con người làm bẩn đi rất nhiều. Như việc các nhà máy xi măng , nhà máy xăng dầu làm việc tạo ra khí thải . Chính việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định cũng là một điều khó lắm hay sao ? Mà mọi người ko ai chịu vứt rác đúng chỗ vậy . Bởi vì ai cũng nghĩ vứt một vài mẩu rác như vậy thì sẽ có những bác lao công dọn , nhưng ko mỗi người đều có suy nghĩ như vậy thì mỗi người vứt 1 ít thì sẽ thành nhiều , cũng ko ai đi theo dọn rác cho chúng ta phía sau . Vì vẫy chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ môi trường . ( có thể bớt lại một số câu nhé , vì mình viết thật lòng nên là hơi dài
Tài nguyên thiên nhiên là của cải, vật chất, sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để phục vụ đời sống vật chất của con người (So sánh). Vì vậy, mọi hoạt động tác động đến tài nguyên thiên nhiên đều ảnh hưởng (nhân hóa) đến môi trường, dù tốt hay xấu. Nhưng dần dần khi con người biết làm nông nghiệp thì đất đai trở thành tài nguyên quan trọng. Con người đã sản xuất ra những vật liệu mới thay thế một phần nguyên liệu khoáng, con người đã có thể sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả nhờ tiến bộ khoa học. Do đó, lượng chất thải công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học, đánh bắt bằng chất nổ, săn bắt động vật quý hiếm ngày càng nhiều. Do xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, xã hội hóa ngày càng cao. Khi môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi thì môi trường cũng sẽ bị ô nhiễm, làm mất cân bằng sinh thái và dần bị suy thoái như dẫn đến thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của con người. Qua đó, chúng ta phải không ngừng nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được quan tâm rất nhiều bởi ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hay những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm trên hầu hết các phương tiện truyền thông. Điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm môi trường…
Tình trạng quy hoạch nhiều khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải và nước thải nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức đáng báo động.
Ở nước ta, trong tổng số 183 khu công nghiệp thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải và chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường…Hầu hết các lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, h, điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trở nên trậm trọng.
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vẫn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.
Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế… Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” .Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,
Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.
Làm
Kinh tế phát triển có nhiều công trình xây dựng ,những nhà máy được xây dựng lên. Điều đó đã dẫn đến khói bao phủ bầu trời . Làm ô nhiễm môi trường Hiện nay môi trường , tài nguyên đang bị ô nhiễm và khai thác bất hợp lý . Điều đó đã dẫn đến những hậu quả xấu cho con người chúng ta như lũ lụt , hạn hán ... . Môi trường hiện nay đang rất ô nhiễm . Những con người không có ý thức tốt ... họ chỉ biết thải rác ra môi trường nhưng không biết đến hậu quả của nó . Hàng năm những chú cá voi không bị bệnh gì cũng chết. Lý do là do con người chúng ta. Khi đi biển xonh . Họ uống những chai nước xong . Xong họ vứt những chai nước xuống biển hay vứt rác bừa bãi khắp biển . Hàng năm đã có rất nhiều bãi biển đẹp trở thành bãi biển rác . Ý thức con người nói lên vấn đề môi trường hiện nay .
Con người cần phải có ý thức . Chỉ cần một chút ý thức của con người thôi cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường. Chỉ cần mỗi người vứt rác đúng nơi quy định thì nhất định trái đất sẽ mãi là tráu đất sanh , sạch , đẹp . Còn nếu con người không có ý thức thì từ trái đất sanh , xạch , đẹp sẽ thành một trái đất rác.Bảo vệ môi chững cũng như bảo vệ chúng ta vậy . Vì vậy " Hãy bảo vệ môi trường "
HỌC TỐT
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trườg, biến đổi khí hậu, nước biển dâg, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đag ngày càg gia tăg nếu chúng ta khôg có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì nhữg tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọg.
Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Điều đág lo ngại là phải mất hàg trăm, thậm chí hàg nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lôg mới phân hủy hết, gây ảnh hưởg trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Số lượg rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăg dần theo từg năm. Đây là một "gánh nặg" cho môi trườg, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắg".
Rác thải nhựa đag hàg ngày, hàg giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trườg sốg, sức khỏe con người và sự phát triển bền vữg của mỗi quốc gia. Nếu chúg ta khôg có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì nhữg tác độg tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọg.
Để giải quyết nhữg mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát độg chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùg thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trườg và bảo vệ sức khỏe con người.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhữg hành độg cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụg một số sản phẩm nhựa ko thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.
Tham khảo:
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.
Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
nha
Đề 1:
bài làm
Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.
Đề 2:
bài làm
Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.
Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.
NGẮN ĐẤY NHÁ :
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động xấu đến sự phát triển của tự nhiên và con người. Đi cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường nổi lên như một hệ quả xấu mà nguyên nhân chính đến từ ý thức của chính con người trong xã hội. Cụ thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể thấy tràn ngập các con số thống kê, hình ảnh chân thực về hiện trạng ô nhiễm ở cả môi trường đất, nước và không khí. Hầu hết rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất đều không được xử lí triệt để mà thải thẳng ra sông, hồ, biển hoặc chôn xuống lòng đất; khói thải trực tiếp vào không khí. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và băng tan, đe dọa đến sự sống của không chỉ con người mà còn của toàn bộ giới tự nhiên. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cải thiện ý thức người dân, cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
HT
Ô nhiễm môi trường do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây là do ý thức của các doanh nghiệp còn kém, một số doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề ở biển, sông, hồ… Người dân thì xả rác thải bừa bãi dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không thể kiểm soát được. Một phần cũng do sự yếu kém của các cơ quan chức năng, của hệ thống quy phạm pháp luật, luật bảo vệ môi trường còn nhiều lỗ hổng, bất cập để cho các công ty, đối tượng, cá nhân lợi dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật về bảo vệ môi trường.