Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nhận của em về đoạn trích Cô Tô (Ngữ văn 6 - Tập II) trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân.
Bài làm
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Phan Thị Huyền
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.
Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.
Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.
Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.
Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".
Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.
Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi"
Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương.
Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.
Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.
Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.
nhung hom nay bac ko ngu vi bac lo cho cac anh chu bo doi tịt
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.
Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.
Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.
Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.
Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo lắng, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo lắng, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Nhà thơ Lê Huy Hòa đã viết một bài văn như thế. Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.
Trong sân bất cứ ngôi trường nào trên đất nước Việt Nam yêu dấu bạn cũng có thể tìm được một cấy phượng, phượng là loài hoa gắn bó nhiều nhất với tuổi học trò. Và tuổi thơ của tôi và các bạn cùng trường cũng gắn bó với một cây phượng như thế.
Cây đã được trồng từ lâu nên cao và to lắm. Nhìn từ xa, trông cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc xanh mướt. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như một con bạch tuộc khổng lồ bám chặt vào nền dất. Gốc cây phượng xù xì mốc thếch. Cây phượng đã già, thân cây to hơn cả một vòng tay ôm của một cô học trò lớp 6 như tôi. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn – màu của quê hương đất mẹ. Chạm vào thân cây, tôi thấy sần sùi, nham nhám, nó chai sần như bàn tay của bác nông dân lao động cần cù. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho thân chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Từ thân chẽ thành nhiều nhánh nhánh giống như cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà.
Mùa xuân, cây phượng ra lá. Lá phượng xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Lá ban đầu xếp lại như còn e ngại điều gì. Nhưng khi được tắm nắng xuân, lá lại xòe ra cho gió đưa đây, rồi lá ánh lên một màu xanh nhũn nhãn, đậm đà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn, cứng cáp hơn giống lá me, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là phượng.
Xuân qua, hè tới, phượng bắt đầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như những mặt trời bé con tinh nghịch trên những vòm lá xanh tươi. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Trên những cành cây, những cánh phượng tươi thắm như những nàng công chúa bướm xinh đẹp đang khoác lên mình chiếc váy màu lửa. Phượng có mùi hương hoa chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng tôi mới hiểu. Lúc này, những tán cây rợp mát, kết lại với nhau thành một cái cổng vòm mang sắc đỏ rực rỡ như một chiếc cổng diệu kì dẫn tới một cung điện nguy nga trong những câu chuyện cổ tích thần tiên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới cái cổng vòm mát rượi này cơ chứ! Chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò. Mấy bạn nam nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi chọi gà,những bạn nữ thì lại tách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. khi mà tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng tôi phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống.Và chúng tôi đã vào hẳn trong mùa phượng. Tôi lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
- Ngày xưa, khi mặt đất còn lãnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để đem hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng đã chọn cây phượng để treo Mặt Trời.
Ôi ! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Một quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế! Và đáng yêu hơn khi thực tại phượng luôn làm đẹp cho đời.
Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại không thể không nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hạ. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có đám học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các cô, cậu học trò. Tiếng ve cũng thúc dục đám học trò chúng tôi một mùa thi cuối cũng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Qua hè, hoa phượng tàn dần, Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng tôi quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành.
Sang đông, cây phượng cũng ào ạt thay lá, cành cây trở nên khẳng khiu. Dáng cây trầm ngâm nhìn vẻ héo tàn của mùa đông giá rét. Lúc này, cây phượng trông như không còn sức sống, nhưng tôi có ngờ đâu dòng nhựa trong cây vẫn tràn trề tuôn chảy, những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên, sinh sôi nảy nở và hẹn ngày đơm bông, làm đẹp cho sân trường.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính vì vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời, một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim tôi như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ. Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau. Tiếng ve kêu: “Ve…Ve…Ve…”, âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”
Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.
Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.
Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.
Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.
Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.
Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.
Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.
Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.
Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh,- nhắc xuống.
Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.
Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún “bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…” mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.
Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của người xưa, phía trước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng như sải cánh của con chim phượng.
Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình tượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.
Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, tượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.
Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc).
Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.
Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.
Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.
Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.
Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.