">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2023

Dàn ý nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề (có thể lấy đề nếu không biết)

Mẫu: Dường như cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của ông cha ta đã bị con cháu ngày nay lãng quên vì cho rằng nhạc hiện đại hay hơn và không tìm thấy cái thú vị của những khúc hát dân ca, cải lương hay chèo, tuồng. 

Thân bài:

- Giải thích:

+ Hát dân ca là gì?

+ Cải lương là gì?

+ Chèo, xẩm, tuồng là gì?

- Phân tích cái ý nghĩa, đẹp đẽ của những làn điệu dân ca, cải lương, chèo, xẩm:

+ Lưu giữ lịch sử: văn hóa, phong tục của ông cha ta.

+ Thể hiện nét đẹp của những câu chuyện dân gian, tình cảm trai gái.

+ Thể hiện lối sống, phong cách của người dân.

+ ....

- Nguyên nhân giới trẻ hiện nay thấy những .... không thú vị:

+ Sinh ra trong xã hội phát triển nhanh chóng và không được nghe những khúc dân ca cải lương.

+ Không hiểu được những cái hay của nhạc xưa.

+ ....

- Tìm kiếm một số dẫn chứng trên mạng.

- Hậu quả:

+ Không phát huy và lưu giữ được những truyền thống quý báu của dân tộc.

+ Sống quên đi cội nguồn.

+ ...

- Giải pháp:

+ Quảng bá những khúc dân ca cải lương.

+ Nhà trường, thầy cô giúp cho các bạn học sinh hiểu được những giá trị sâu sắc của truyền thống dân tộc.

+ ..

- Liên hệ bản thân em.

Kết bài:

- Tổng kết.

21 tháng 4 2019

Từ xưa đến nay bất cứ một xã hội nào âm nhạc cũng khẳng định vai trò vị trí của nó không thể thiếu được trong đời sống của cộng đồng, từ trong lao động sản xuất, trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ những hình thức đơn giản nhất đến các cấp độ quy mô hoành tráng...nó luôn hiện hữu và đồng hành với đời sống tinh thần của con người và tất nhiên luôn phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người, đồng thời phản ánh tích cực bộ mặt các xã hội giai cấp khác nhau, các giai tầng xã hội khác nhau, các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, vì thế âm nhạc cũng được gắn với các tên gọi khác nhau như : âm nhạc bác học, âm nhạc giao hưởng thính phòng, âm nhạc chuyên nghiệp, âm nhạc nhiệp dư, âm nhạc giải trí, âm nhạc dân gian, âm nhạc hiện đại, âm nhạc bình dân, âm nhạc dùng cho người sống, âm nhạc cho người chết... nói tóm lại âm nhạc có thể đến với mọi đối tượng, mục đích khác nhau.

Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, âm nhạc đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, làm cho cuộc sống không ngừng được cải thiện. Bên cạnh tính tích cực vốn có của dòng âm nhạc chính thống, thì trong đời sống hiện nay, một số hoạt động âm nhạc còn bộc lộ tính yếu kém, xa rời bản sắc, thuần phong mỹ tục, làm cho cái đẹp trong âm nhạc, méo mó, biến dạng. Cũng có không ít người cho rằng, đó là tính tất yếu trong những thời điểm lịch sử nhất định, để âm nhạc nghệ thuật vượt lên, tìm tòi đi đến một chuẩn mực mới, hay do cơ chế kinh tế thị trường tác động vào các hoạt động âm nhạc nghệ thuật, đã làm cho thị hiếu công chúng bị lẫn lộn, chao đảo. Vậy phải làm gì để lành mạnh hóa nền âm nhạc nước nhà? Câu hỏi này dành cho tất cả mọi người, mọi cấp ngành từ trung ương đến địa phương, cho đối tượng được thưởng thức, cho đội ngũ văn nghệ sĩ những người sáng tác, biểu diễn, cho các cơ quan thông tin, truyền thông, các nhà sản xuất, xuất bản, các tổ chức, cá nhân biểu diễn nghệ thuật... có thể rất khó tìm đúng căn nguyên của bệnh loạn âm nhạc để có phương thuốc đặc trị. Tuy nhiên ở những góc độ khác nhau ta cũng dễ cảm nhận được vài điều.

Thứ nhất là những vấn đề quản lý của cả một hệ thống. Bắt đầu bằng những văn bản, chế tài mang tính pháp lý còn thiếu chặt chẽ, một số văn bản ban hành đôi khi còn chạy theo những sự việc đã xảy ra và đã có dư luận đang quan tâm bàn tán, kiểu như "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", cho đến triển khai thực hiện thiếu tính nghiêm minh của pháp luật, từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới, từ khâu tổ chức xắp xếp đội ngũ cán bộ chuyên môn, hay một vài hạn chế trong ý thức một số người được giao quyền thực thi công việc...

Thứ hai là tác động tích cực của nền kinh tế thị trường luôn thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng cũng có thể chính nền kinh tế thị trường nhiều lúc lại đẩy âm nhạc thành một thứ hàng hoá được mua bán trao đổi như những hàng hoá khác và khi âm nhạc nghệ thuật trở thành hàng hoá thì nó cũng được quảng cáo dưới mọi hình thức để thu lợi nhuận, mà lợi nhuận kinh tế nó không đồng nghĩa với những cảm xúc thăng hoa của âm nhạc.

Thứ ba là các phương tiện thông tin đại chúng khi phát sóng còn sơ sài trong công tác kiểm duyệt hoặc vì quá phụ thuộc vào từ phía các nhà đầu tư, một số chương trình ca nhạc không được lành mạnh, xu hướng ngoại nhập có phần lấn át tính truyền thống...hay như phóng viên báo chí, đặc biệt là những nhà phê bình âm nhạc chuyên nghiệp nhiều lúc mạnh dạn nói rõ chính kiến nhưng cũng có lúc theo kiểu "thôi thì cho qua"...

Ngày xưa, các thế hệ đi trước, khi có một tác phẩm đến với công chúng đã vắt kiệt sinh lực, trí lực, đã từng năm gai nếm mật ném mình vào trong đời sống thực, lăn lộn giữa chiến trường vào sinh ra tử. Những tác phẩm đó khi vang lên nó bồi bổ cho con người tâm hồn thanh cao trong sáng hơn, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp xung quanh mình hơn. Đó là những giá trị đích thực bởi nó được đổi bằng công sức lao động nghệ thuật nghiêm túc, chắc hẳn mọi người nhận thấy điều đó, đặc biệt giới nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn càng thấy rõ điều đó. Hiện nay công nghệ điện tử phát triển mạnh mẽ, vì thế việc phù phép âm thanh, sao chép, thật đơn giản, âm nhạc được sản xuất chế biến thành sản phẩm nhanh chóng mặt và được tung ra thị trường ồ ạt, sản phẩm nào được quảng cáo rầm rộ thì càng thu lợi nhuận cao. “Sao” nào được các ông bầu lăng xê càng có cơ hội nổi tiếng và kiếm tiền dễ dàng, những người tâm huyết trăn trở với âm nhạc chính thống vẫn loay hoay với cơm, gạo, áo, tiền. Những người thưởng thức, những “Thượng đế” vẫn bị lừa gạt bởi quảng cáo một đường làm thì một nẻo.

Đó là những gì dễ cảm nhận về đời sống âm nhạc hiện nay nói chung trên toàn quốc và thường là ở các thành phố lớn. Còn đối với các tỉnh lẻ thị trường âm nhạc cũng không mấy bị xáo trộn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì hơi thở, nhịp điệu đời sống âm nhạc vẫn còn bám được bản sắc vùng miền.

21 tháng 4 2019

thế kỉ xxi là thời đại công nghệ số khi con nguời đề cao tốc độ công việc lên hàng đầu và âm nhạc là đại diện cho cách cảm nhận cuộc sống , vì thế  thật dễ hiểu khi âm nhạc hiện đại coi trọng giaai điệu và tiết tấu nhanh dôi động bắt tai nhôn ngữ dễ cảm thấm

Cho nên rất nhìu người thik âm nhạc ,đặc biệt hơn nó đã trở thành 1 gu thưởng thức của giới trẻ . Nếu k muốn nói là phụ thuộc vào dòng nhaccj đang thịnh hành hiện này.

và sự thưởng thức âm nhạc đc nói tới trên nhìu hình thức. sau mỗi giờ học căng thẳng họ đi mua đĩa cd về nghe nhạc . hay tự mua cho mk một bộ máy nghe nhạc mini có thể thưởng thức khắp mọi nơi. nhìu bạn chọn cho mk cách chủ động tham gia hoạt động trong các nhóm nhạc tự mở ,.....

suy cho cùng dù thưởng thức âm nhạc ntn vẫn tùy theo sở thik riêng tư của mỗi cá nhân.và chúng ta cũng nên nhớ rằng âm nhạc dù rất hiện đại những cũng phải mang bản sắc dân tộc .

20 tháng 3 2023

cách nhanh nhất : tra google

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

27 tháng 6 2019

Cảm ơn bn nhiều !!!

16 tháng 2 2017

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, in-tơ-net nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích. Facebook (viết tắt là FB), một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo!Blog,…nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia, lấn át các đối thủ. Chỉ thế thôi đã có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua gần một thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Đối tượng tham gia FB được qui định từ 13 tuổi trở lên, song thực tế nó có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ,học sinh, sinh viên. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó. Hôm nay, thầy trò trường Lô-mô-nô-xốp chúng ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề này. Hi vọng các em sẽ quan tâm và suy nghĩ, hành động một cách tích cực nhất.

Vậy FB là gì ? Lợi ích của nó ra sao ?

Như chúng ta đã biết, FB là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống trong FB. Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. FB là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin vô cùng thú vị. Chỉ cần có một tài khoản trong FB, người dùng có thể đưa (post) lên đó những nội dung, những bức ảnh, clip,… chia sẻ cùng mọi người, tham gia bình luận (comment), like lại, động viên tác giả. Sự kết nối của FB ban đầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quan, sở thích,…và từ đó có thể mở rộng không cùng. FB như một đế chế không biên giới, ở đó các thành viên hoàn toàn bình đẳng, tự do. Trong thế giới toàn cầu hoá này, FB quả vô cùng tiện ích. Qua FB có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, “gỡ rối” những tình huống khó mà họ gặp phải. Nó có thể giúp người ta tìm thấy nhau trong đời, tìm lại nhau sau bao thất lạc, xa cách. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm, FB còn có rất nhiều tiện ích khác. Nó có thể là một công cụ độc đáo và hiệu quả để tố giác quan chức nhũng nhiễu. Nó có thể giúp cơ quan chức năng tìm ra tội phạm buộc chúng tra tay vào còng. Nó giúp tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả. Nó giúp các hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiện, nhân đạo, vì môi trường,… Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh. Nó có thể giúp người ta cách thức làm ăn. Nó có thể trở thành những lớp học online thú vị, là nơi trao đổi bài vở, kiến thức,… Và còn vô vàn tiện ích khác nữa nảy sinh và đáp ứng những nhu cầu đa dạng và sự thông minh của con người trên khắp hành tinh.

Từ khi xuất hiện máy tính bảng như ipad,… hỗ trợ những ứng dụng vào FB ở mọi nơi, thì dù ở đâu, đang làm gì, người sử dụng cũng có thể vào FB. Laptop, điện thoại là những công cụ dễ dàng để vào FB.

Chính vì nhiều lẽ đó mà FB có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết, trải nghiệm,… ở họ vô cùng lớn.

Tuy nhiên, FB cũng đã bộc lộ không ít mặt trái của nó.

Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, In-tơ-net nói chung, FB nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong một môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hoá. Có những kẻ đã lợi dụng FB để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúc phạm người khác. Có những kẻ đưa lên đó những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục của người Việt. Có những đứa con bất hiếu biến FB thành nơi trút giận cả với cha mẹ, nhục mạ cả đấng sinh thành. Có kẻ đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm như những nữ sinh ăn mặc lố lăng ngồi tạo dáng trên mộ liệt sĩ, phanh trần ngồi lên mộ tổ,… Vừa qua có nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam đăng tải trên FB bài viết “Tuyên ngôn học sinh trường THCS Lí Tự Trọng” kêu gọi bạn bè phải bằng mọi cách, kể cả những biện pháp tiêu cực để có thể “qua” đợt kiểm tra học kì I. Tệ hại hơn, bài viết còn có những nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến nhà trường, thầy cô giáo, tất nhiên học sinh đó đã bị kỉ luật. Không ít kẻ tung lên FB tất cả những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thoá mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

FB cũng là một hoạt động giao tiếp. Việc tiếp nhận thông tin cần gắn với ngữ cảnh. Nếu không hiểu ngữ cảnh cụ thể có thể hiểu sai lạc thông tin, và nếu sự sai lạc ấy lại được lan truyền mạnh mẽ thì nhiều khi gây ra hậu quả khó lường.

FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Gam online, “Cứu Net”,… Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện,… FB có thể làm tan nát một cơ đồ, phá huỷ cả cơ nghiệp. Không ít người trở thành nạn nhân của trộm cắp vì chia sẻ nhiều, lộ ra những bí mật cá nhân, thời gian vắng nhà,…

FB cũng là kẻ phá hoại khi làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chồng li dị vợ vì vợ nghiện FB mà không quan tâm đến gia đình.

FB là nơi số lượng like có thể sản xuất được và đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc. Tuổi trẻ ngây thơ, trong sáng, ham hiểu biết, muốn khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùa theo “tâm lí đám đông”.

FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop.

Đặc biệt, với nhiều hấp dẫn và tiện ích như vậy, FB dễ gây nghiện với giới trẻ. Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện FB, thường xảy ra với người trẻ tuổi, dưới 25. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá,… Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm dụng FB quá đà. FB vào Việt Nam từ năm 2007, trở nên phổ biến từ năm 2010, cho đến nay đã có số người sử dụng tăng nhanh vào loại đứng đầu thế giới. Nhiều người lo ngại cả một thế hệ sẽ trượt dài trên FB. Họ nằm dài hằng ngày, hằng đêm cập nhật từng phút, thậm chí ăn, ngủ cùng FB. Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay post ảnh lên là chỉ ngồi đợi mọi người cùng nhau “chém gió”, rồi hàng giờ liền ngồi bình luận (comment), like lại. Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt FB một cách vô thức. Không vào được FB họ thấy bứt rứt, khó chịu, không yên. Họ quên ăn, mất ngủ vì nó. Họ mua điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được FB ở khắp mọi nơi. Có những con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viết mấy status để cập nhật, vừa tắm xong cũng vào đó than “Lạnh quá!”, đang chạy thoát hiểm cũng vào FB. Họ đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào FB để rồi sao lãng học hành, công việc. Nhiều bạn trẻ mê FB mà quên đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút, “phây” đến phờ phạc thì còn đâu sức lực để học tập, làm việc. Nhiều thống kê cho thấy, những học sinh, sinh viên lạm dụng FB thì kết quả học tập kém hơn nhiều những người không dùng FB. FB tưởng mang lại ánh sáng của tri thức thì lại đẩy người ta vào tăm tối của ngu ***. Những người nghiện FB có biết rằng họ đã bị tha hoá, bị đánh giá thấp trong mắt người khác, ngay cả bạn bè trong nhóm của họ cũng thấy khó chịu vì những nội dung ngớ ngẩn, nhàm chán, vô nghĩa lí mà họ đưa lên đó.

Nghiện thì dễ mà cai lại khó. Cũng như nghiện Net, nghiện game, nghiện chát,…những con nghiện FB cũng thừa nhận là khó cai, cai mãi không thành, đến mức có cả “Hội những người cai FB nhưng không thành” lên tới cả gần 1600 thành viên.

Vì những mặt trái của nó, FB từng bị cấm ở một số quốc gia, một số công sở, trường học. Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát,… thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện FB. Trò lên “phây”, thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. FB đúng là con dao hai lưỡi.

Vậy làm thế nào để sử dụng FB một cách hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó ?

Không thể phủ nhận mặt tốt của FB. Vì vậy không nên và không thể cấm dùng nó. FB không có lỗi. Lỗi chăng là ở người dùng. Những người sáng lập ra trang mạng xã hội này hẳn phải nghiên cứu để phát huy hiệu quả, ngăn chặn, khắc phục mặt hạn chế của nó. Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí nó một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”. Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. Vừa qua, trường THPTDL Lương Thế Vinh đưa lên Website của trường những điều cấm kị khi lên FB đối với học sinh trường này được nhiều người hoan nghênh. Tuy nhiên, việc kiểm soát và xử lí người vi phạm không dễ. Vì vậy, điều quan trọng là định hướng, giáo dục các em và các em tự giáo dục mình.

Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của FB để không là tín đồ ngu muội của FB mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Đừng lên FB quá nhiều, chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên FB những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Phải thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng xấu đến người khác. Không để lộ mình quá nhiều, đừng coi nó như nhật kí mà cái gì cũng đưa vào đó. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy,viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt, lạm dụng tiếng nước ngoài, “sáng tạo” những chữ dở Tây dở ta,….Đừng phí hoài thời gian quí báu của đời mình vào những bình luận dông dài, dớ dẩn. Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”. Hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh. Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ vào đó để họ không chỉ biết “ôm” FB.

Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Thời gian của đời người thật ngắn ngủi sao ta lại tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại? Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Vậy phải biết quí cuộc sống này trong từng phút giây, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa.

Giờ đây đã có nhiều ứng dụng mới, phần mềm mới, những trang mạng mới để kết nối như: Google Plus, Zing Me,… Trong xã hội hiện đại luôn đổi mới như ngày nay, hẳn sẽ còn nhiều cái mới nữa ra đời như FB và hơn thế nữa. Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhận của nó.

Bây giờ đã là mùa thi, “mùa cai FB” như nhiều bạn trẻ nói, đủ thấy ma lực và ảnh hưởng ghê gớm của nó. Hãy tập trung cao độ vào học tập, hãy cháy lên để mà toả sáng. Và hãy nhớ, đừng mê FB mà quên đọc sách, đừng mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, đừng “phây” đến phờ phạc, phí phạm đời mình vào những điều vô nghĩa.
16 tháng 2 2017

Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter,Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành “hiện tượng” cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem facebook là gì? Tại sao có thể nghiện? Và nghiện sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với người dùng. Facebook chính là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. Có thể nói facebook chính là một thế giới “bạn ảo”, ở đó chúng ta tha hồ chát chít, chém gió, và cũng có rất nhiều nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng,tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Chỉ cần một status là chúng ta có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Facebook có những thứ mà chúng ta không thể tìm thấy ở bên ngoài. Nhất là đối với nhiều bạn ham mê tự sướng và thích phô ra cho mọi người thấy thì facebook chính là một công cụ hữu ích để làm việc này. Chỉ cần một cú post bài đăng, hình ảnh của bạn đã được hiện lên mạng và được nhiều người biết. Bạn chờ một nút like, một nút comment hay một nút share. Như thế cũng khiến cho bản thân bạn thấy vui. Tuy nhiên chính những điều này sẽ cuốn vào vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng nhất. Và nghiện facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên.
Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá nhiều để lướt face book mỗi ngày: đi học cũng face, đi làm cũng face, đi chơi với bạn bè cũng face, ngồi với bố mẹ cũng face. Hình như thiếu đi face nhiều người cảm thấy tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người nói rằng facebook cũng giống như ăn cơm, không thể thiếu. Bạn có thấy nực cười với suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không.

Vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn.

Nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào hiện tượng facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các em dành thời gian vào đó quá nhiều, thời gian cho học hành thì không có. Điểm kém, ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn.

Không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể đưa lên facebook. Bạn có một cô bạn ăn chơi sa đọa, chẳng may cô bạn đó đi chơi qua đêm với bạn trai và bạn bắt gặp cảnh nóng của họ. Bạn thấy thích thú và muốn để mọi người biết chuyện đó. Chỉ một cú post, bạn nhận lại nhiều like, nhưng hai người bạn kia sẽ xấu hổ như thế nào, sẽ coi bạn là bạn nữa không. Face đang khiến bạn mất dần đi những người xung quanh.

Bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn, ban thích thú khoe với mọi người nhưng bạn có biết rằng bạn đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình để ‘đầu tư” vào những người bạn chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

Nghiện facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. NHững mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.

Để hạn chế hiện tượng nghiện facebook thì đòi hỏi nhận thức của người dùng, họ phải tự ý thức được rẳng facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, đừng để nó thành người bạn bám rễ, đeo đẳng suốt ngày. Chính sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bởi vậy mỗi chúng ta, không kể lứa tuổi nào cũng cần có nhận thức đúng đắn về việc chơi facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng như thế nào để khiến tâm trí mình thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.