K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2017

Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.

Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được

học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng dau la mo bai

16 tháng 12 2017

Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì

gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc day la ket bai

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

28 tháng 11 2021

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

đây nha nhớ ấn cho mình nha

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

Kết quả hình ảnh cho koro sensei

2 tháng 1 2018

a) Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp:

“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…”.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng trong bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”

“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”. 



 

2 tháng 1 2018

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói  “Có công mài sắt, có ngày nên kim. “

19 tháng 12 2020

Có nhiều câu chuyện cổ tích hay  đã được nhiều người yêu thích như : Ba cô con gái , lão đánh cá và con cá vàng nhưng em vẫn yêu thích nhất câu chuyên cậu bé tích chu

kết bài mở rộng :tình cảm ruột thịt giữa bà và cháu là thứ tình cảm quý hãy trân trọng nó khi còn kịp lúc . Như câu chuyện cậu bé tích chu các bạn đừng có như cậu bé ấy nhé !

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

# Học tốt!

27 tháng 11 2017

Có những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:

Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi đi công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm

Một buổi chiều, khi đang chơi tha thẩn quanh giường ông, tôi bỗng nghe tiếng ông gọi mẹ: “Bố khó thở lắm!..” Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc còn mẹ sẽ ở lại với ông. Tôi vội chạy đi ngay không chút chậm trễ. Nhưng dọc đường tôi gặp Rô-béc-tô, Mi-chi-a và Hen-ric đang chơi đá bóng rất vui. Đây là trò chơi mà tôi ưa thích nhất. Thấy tôi Mi-chi-a gọi:

- Này, vào đây chơi cùng bọn tớ đi.

- Nhưng tớ phải đi mua thuốc cho ông.

- Chơi một tẹo rồi đi có sao đâu. Hen-ric nói.

Nghe bạn nói có lý, tôi tặc lưỡi nhủ thầm: “Tí nữa mua cũng được”. Thế là tôi cùng hòa vào cuộc vui với các bạn. Chơi được một lúc, ngẩng đầu lên thì trời cũng nhập nhoạng tối, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi ba chân bốn cẳng chạy đến hiệu mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi òa khóc nức nở kể mọi chuyện cho mẹ nghe. Mặc dù mẹ đã hết lời an ủi tôi rằng tôi không có lỗi. Bởi ông đã mất ngay từ lúc tôi vừa ra khỏi nhà. Nhưng tôi vẫn không dứt khỏi ý nghĩ tại tôi mải chơi, mua thuốc về chậm mà ông mất. Cả đêm đó, tôi ngồi khóc nức nở dưới gốc táo do tay ông vun trồng. 

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời. chúng ta phải biết nghe lời, không nên ham chơi nhé các bạn.

 

Có những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm: Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm. Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:- Bố khó thở quá! Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé! Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi: - An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi! Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc. Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất. Nhưng mẹ lại an ủi tôi:- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà. Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc. Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa. Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
mk kể theo lời của cậu bé nhé bn k nha mk viết theo kiều mở bài gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng