Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer: (chọn dài hoặc ngắn)
Ngắn:
Học sinh, phụ huynh học sinh và các thầy giáo, cô giáo của các trường học ở Hà Nội đã có một lễ khai giảng ấn tượng với nhiều cảm xúc trước màn hình tivi hoặc qua sóng FM với đầy đủ các nghi thức trang trọng, song cũng cảm nhận được nhiều tình cảm và những gửi gắm từ các đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, liều vắc xin tinh thần này đã giúp thầy, trò, phụ huynh học sinh bước vào năm học mới với khí thế và quyết tâm cao để khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
* Là một trong những địa bàn "nóng" với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là tại phường Thanh Xuân Trung khi có hơn 1.000 người dân ở các ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi phải thực hiện di dời, song lễ khai giảng đón năm mới cho học sinh trên địa bàn quận Thanh Xuân vẫn diễn ra tưng bừng và thành công tốt đẹp.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho biết, trên địa bàn quận có 30 trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập. Trong số hơn 1.000 người dân di dời vừa qua, có 169 học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
Dài:
Từ lâu chúng ta đã quen với hình ảnh nhộn nhịp cờ hoa trong ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Ngày Lễ khai giảng luôn mang nhiều ý nghĩa, là ngày mở đầu năm học mới với những niềm háo hức, hứa hẹn nhiều thành công. Năm nay, dự Lễ khai giảng trực tuyến, trong mỗi học sinh, phụ huynh đều có những cảm xúc rất riêng.
Để có một năm học mới đạt kết quả cao, những ngày vừa qua, Nguyễn Thị Ngọc Linh (học sinh lớp 12A11, Trường Trung học phổ thông Mỹ Đức B) đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, thiết bị điện tử sẵn sàng bước vào kỳ học trực tuyến. Sáng nay, Linh háo hức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho buổi Lễ khai giảng. Đúng 7h30, Linh ngồi dự Lễ khai giảng chung của toàn Thành phố qua màn hình ti vi, dù không được trực tiếp đến trường dự buổi Lễ nhưng Linh cho biết vẫn nghẹn ngào cảm xúc khi nghe tiếng trống trường báo hiệu năm học mới chính thức bắt đầu.
“Là học sinh cuối cấp, ngày khai giảng càng có ý nghĩa thiêng liêng hơn. Đây là buổi Lễ khai giảng cuối cùng của em tại trường bởi vậy em rất háo hức, muốn được tham dự trực tiếp cùng các bạn và thầy cô. Tuy nhiên vì dịch bệnh nên chúng em dự khai giảng trực tuyến, cũng buồn nhưng các bạn trong lớp đều động viên nhau cùng cố gắng để có năm học đạt kết quả tốt”, Ngọc Linh chia sẻ.
Vinh dự hơn các bạn, là một trong 50 học sinh đại diện cho học sinh Thủ đô tham gia dự Lễ khai giảng trực tiếp tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), Ngô Thùy Linh, học sinh lớp 7I trường THCS Trưng Vương chia sẻ: “Được trực tiếp dự Lễ khai giảng, em cảm thấy xúc động, vinh dự, xen lẫn bồn chồn, hồi hộp khi lần đầu tiên được tham gia buổi lễ đặc biệt thế này. Buổi Lễ được tổ chức trang trọng, truyền tải đầy đủ thông điệp tới học sinh và thầy cô. Em mong muốn các bạn trong năm học tới dù còn phải học online nhưng vẫn giữ nhịp học, luôn tập trung vào những gì thầy cô đã dạy, chủ động học nhiều hơn. Các bạn hãy thực hiện thông điệp 5K và ở nhà theo quy định của Bộ Y tế”.
Không khí háo hức trong ngày khai giảng trực tuyến không chỉ lan tỏa trong các em học sinh mà còn khiến nhiều phụ huynh hồi hộp. Chị Nguyễn Thị Vân, phụ huynh của em Phan Nguyễn Gia Linh, học sinh lớp 5A2, Trường Tiểu học Yên Nghĩa, quận Hà Đông cho biết: “Đây là lần cuối con mình được dự Lễ khai giảng ở cấp tiểu học, cả mẹ và con đều vô cùng háo hức. Năm nay khai giảng trực tuyến nên cũng có chút lạ lẫm hơn, mặc dù dự Lễ khai giảng qua màn hình ti vi nhưng khi làm lễ chào cờ, nghe bài hát Quốc ca tôi và con đều rất xúc động. Buổi Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng, rất hay và ý nghĩa. Các con đã có một ngày tựu trường đáng nhớ và nhiều niềm vui”.
Cùng chung cảm xúc hồi hộp, chị Nguyễn Thị Huyền (phụ huynh học sinh trường Tiểu học xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai) cho biết, chị đồng tình với chủ trương tổ chức khai giảng, học trực tuyến của Thành phố, của nhà trường bởi trong lúc này đảm bảo phòng chống dịch là điều quan trọng nhất.
“Mặc dù không được đến trường dự ngày Lễ khai giảng nhưng tôi thấy con vẫn rất háo hức, chăm chú ngồi xem buổi Lễ được phát trực tiếp trên ti vi mà không rời mắt. Một buổi Lễ khai giảng đặc biệt, tôi và con đều thấy rất ý nghĩa. Tôi đã khóc khi xem phóng sự về năm học 2020 - 2021 vì quá cảm động. Một năm học có nhiều khó khăn mà cả thầy và trò của các trường học đều đã nỗ lực vượt qua, đạt được thành tích cao. Tôi tin tưởng, với những biện pháp mạnh hiện nay, Hà Nội sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, học sinh sẽ sớm được được trở lại trường, lớp”.
Nói thật nhá thì hđấy chỉ nhớ là ngồi đần trc máy tính thôi, xong trc đấy mẹ bắt mik ngồi hơn 30' trc cái TV để chụp đc mỗi một kiểu ảnh còn ko thì bn tham khảo nha
-Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.
mình chỉ tham khảo thôi mình không chép bài bạn đâu
cảm ơn nha
Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại làng cổ Đường Lâm
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tẩy tế bào, đuổi ma quỷ, và cầu mong sức khỏe, may mắn cho gia đình và cộng đồng. Trong số các lễ hội Tết Đoan Ngọ trên khắp đất nước, tôi đã từng tham dự một lễ hội đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Đường Lâm là một làng cổ nằm ở vùng ven thành phố Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 11 và giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại Đường Lâm được tổ chức rất trang trọng và đông đảo. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc trang hoàng nhà cửa, đón khách, đến việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tro, bánh chưng, nem rán, và các loại hoa quả tươi ngon.
Vào ngày lễ, tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi, như đua gậy, đánh cầu, kéo co, và chơi những trò chơi dân gian khác. Tất cả đều rất thú vị và hấp dẫn. Sau đó, tôi đã được tham gia vào lễ cúng tế tại đền thờ Thành Hoàng, nơi được xem là linh thiêng nhất trong làng. Lễ cúng tế được diễn ra rất trang trọng, với các nghi thức cầu bình an, cầu phúc, và cầu cho một mùa màng bội thu.
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành bên em
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha
Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Nhưng có lẽ ngày khai giảng đáng nhớ nhất chính là ngày em bước vào lớp 1. Tạm biệt những ngày tháng rong chơi tuổi thơ, chúng ta bắt đầu bước vào một hành trình mới trong cuộc đời của mình. Đến trường để học những nét chữ, phép toán đầu tiên.
Em vẫn nhớ hôm ấy – một buổi sớm mai có tia nắng lấp ló bên ô cửa sổ. Em phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó em dậy sớm. có lẽ vì em thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời của mình. Em mặc bộ đồng phục mới mà mẹ đã mua cho em và tự tay chuẩn bị cặp sách. Mẹ đeo cặp cho em, và hai mẹ con bước đi trên con phố nhỏ vào sáng mùa thu dịu mát. Đi trên con đường thân thuộc hàng ngày, mà trong lòng em không khỏi lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà em sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới.
Khi đến cổng trường, em cảm thấy rất ngạc nhiên vì khác xa với ngôi trường mẫu giáo, trường tiểu học có rất đông bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường. Những chị học sinh khối 4, 5 duyên dáng trong chiếc váy đồng phục, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, em đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa tuổi với em, áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay em và nói: “Đến trường rồi kìa con!”. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to: “Trường tiểu học Quang Trung”.
Bước vào cổng trường, có khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Em vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp 1A do cô Phương làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay em vào lớp và xếp chỗ ngồi. Em bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy trong long lúc ấy. Nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm.
Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Em chào mẹ qua cửa sổ. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về khiến em cũng cảm thấy mắt mình như nhòe ướt. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng đã bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng em xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp 1 cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho chúng em qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình.
Giờ đây, dù đã trải qua tám mùa khai giảng nhưng những kỉ niệm vẫn mãi đọng lại trong kí ức tuổi thơ của em về ngày đầu tiên đi học. Những khoảnh khắc đẹp về mái trường, thầy cô, những người bạn đầu tiên thời học sinh đã cho em thêm nhiều động lực để cố gắng học tập ngày càng tiến bộ hơn nữa.
tick nha
Tham khảo:
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.
Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.
Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.
Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.
Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.
Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà giát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.
Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.
Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:
Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy dược sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân lành thời ấy!
Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.
Bạn tham khảo nhé:)
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.
Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.
Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.
Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng- những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng- Phú Thọ. Đây là nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù có ở năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những người đi trước. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta.
Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta suy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước.
Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta. Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự nghiêm trang, kính lễ tới những người đã khuất. Không khí của buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như cười đùa, nghịch ngợm. Mọi người sẽ nâng kiệu đi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng. Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc chúng ta. Tất cả sẽ được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì đó chính là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được xã lựa chọn. Họ đều mặc những đồng phục thống nhất và gon gàng. Mỗi người lại mang những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời ngày trước. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống như rộn ràng tới đó. Sau đó, những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh. Điểm dừng đầu tiên chính là “Điện kính thiên”. Lúc ấy, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Cả bầu không khí như khẩn trương và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng chăm chú để theo dõi quá trình dâng hương tới thần linh. Tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường thì sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu cảm ơn những gì mà ông cha ta đã để lại, sau đó sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và kinh tế đất nước phát triển. Thường thì nghi lễ này sẽ được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dõi và phát lại trực tiếp để cho dân chúng cả nước cùng nhau theo dõi. Tất cả mọi người lúc này, ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu.
Sau phần lễ tế những vị vua Hùng là phần hội. Đây cũng là phần được mọi người rất yêu thích, nhất là với những người thuộc thế hệ trẻ. Mở màn năm nào hầu như cũng là phần thi kiệu của những làng ở xung quanh. Sự tham gia hào hững khiến cho không khí của mùa lễ hội như được dâng cao lên rất nhiều. Bởi mọi người sẽ xem xét và chấm xem cỗ kiệu của làng nào là đẹp nhất thì năm sau, cỗ kiệu của làng đó sẽ được thay mắn những làng còn lại được rước lên đền Thượng làm lễ. Đó chính là niềm vinh dự vô cùng lớn lao đối với ngôi làng được giải nhất vì theo như tập tục cho rằng, ngôi làng có cỗ kiệu được chọn thì trong năm làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn, được các Ngài phù hộ tốt lành. Qua đó, chúng ta thấy rõ được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung.
Trong lễ hội, chúng ta sẽ dễ dàng được xem nghi lễ hát Xoan. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo mà chỉ nơi đây mới có bởi chiếu theo lịch sử thì đây là điệu múa hát được bà Lan Xuân- vợ của vua Lý Thần Tông vô cùng yêu thích và có nhiều sự đóng góp giúp cho điệu hát này trở thành điệu hát thờ tại các đền thờ của vua Hùng. Không chỉ có hát Xoan mà ở đền Hạ còn có ca trù. Đây cùng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Viết Nam chúng ta. Bên ngoài sân, mọi người cùng nhau tụ tập để chơi một số những trò chơi dân gian như đu quay, đánh cờ, chọi gà, đấu vật,.. Với rất nhiều những trò chơi khác nhau, những người đến thăm hội được thưởng thức bất cứ một loại hình nào mà mình yêu thích. Ví như những bạn trẻ thường chọn chơi đánh đu trên những đu quay làm bằng tre, nứa rất chắc chắn. Buổi tối, những người yêu thích ca hát có thể cùng nhau tham gia những bài hát đối, hát giao duyên, hát chèo,… ngay tại sân của đền Hạ hoặc đền Giếng. Với biết bao những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm đền Hùng là vô cùng nhiều. Ai cũng muốn được tới nơi thờ phụng tổ tiên của đất nước một lân để thể hiện tấm lòng thành kính.
Lễ hội Đền Hùng là một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Viết. Chúng mang những giá trị về văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc. Trải qua một quãng thời gian rất dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta. Những người hành hương tới với nơi đây đều mang trong mình những niềm thành kính, mong muốn gửi lên tấm lòng chân thành của mình tới tổ tiên. Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta.
tham khảo nha bn
-Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.
tk
Một năm học mới lại bắt đầu rồi! Sau hai tháng hè nghỉ học, cuối cùng em cũng được tới trường. Em dậy thật sớm đánh răng, rửa mặt, thay bộ quần áo đồng phục mẹ đã chuẩn bị cho em. Đeo chiếc khăn quàng đỏ trên vai, em hứa sẽ là một học sinh trưởng thành trong năm học này. Em ăn sáng thật nhanh rồi cùng bố tới trường. Trong lòng em tràn ngập niềm vui và những dự định mới. Tới trường, ai ai cũng vui mừng, kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè lí thú của mình. Hôm nay ngôi trường được trang hoàn mới đẹp làm sao! Bao nhiêu cờ hoa và băng rôn, khẩu hiệu được treo khắp sân trường nhìn thật thích mắt.
Em lên lớp mình, thấy các bạn mặc đồng phục, gương mặt tươi tắn. Năm học này, em được đón cô giáo chủ nhiệm mới. Cô tên là Nguyễn Lệ Tình. Hôm nay, cô mặc bộ áo dài truyền thống trông thật duyên dáng. Tiếng trống “Tùng! Tùng! Tùng!…” báo cho chúng em chuẩn bị kê ghế xuống sân trường, các bạn nhanh chóng làm theo. Lễ khai giảng bắt đàu, chúng em đón đại biểu bằng một hồi trống dài và những tràng pháo tay của học sinh. Tiếp theo là phần đón học sinh lớp một. Trông các em ai cũng lạ lẫm với ngôi trường mới, giọng nói của các thầy cô vừa ấm áp vừa gần gũi mà thân quen. Em nhớ như in hồi mới vào trường, mới là cô bé học sinh lớp một, mặt ngơ ngác mà giờ đây đã trở thành một học sinh cuối cấp. Sau đó là chào vờ và phần khai mạc giới thiệu của cô hiệu trưởng. Ấn tượng nhất với em là phần cô hiệu phó đọc thư chủ tích nước gửi các em học sinh nhân ngày tựu trường. Bức thu khuyên chúng em phải cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tiếp là cô hiệu trưởng đọc lại bài diễn văn của mình. Em rất xúc động khi nghe bài diễn văn ấy. Sauk hi đọc xong, cô thay mặt toàn trường gióng lên hồi trống báo hiệu năm học mới đã bắt đầu. Sau đó là chương trình văn nghệ.
Hình ảnh cuối cùng của buổi lễ khai giảng gây ấn tượng chính là những sắc màu của pháo giấy được bắn lên cùng với những sắc màu của mọi chùm bóng bay. Đây là ngày khai trường em sẽ mãi không quên.