Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc chia tay của nhưng con búp bê
Câu 1:Truyện viết về ai?Về việc gì ? Ai là nhân vật chính?
Trả lời :
- Truyện viết về hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau, chia đồ chơi và chia tay cả trường lớp.
- Nhân vật chính là hai anh em
Câu 2:
Trả lời :
a, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
b, Tại sao tên truyện lại là " Cuộc chia tay của những con bút bê"? Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của chuyện ko?
a, Ngôi kể : Thứ nhất, số ít. Tác dụng : Đảm bảo tính khách quan đánh giá câu người kể , có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực , cảm động của chuyện, diễn tả sâu sắc những đau khổ , tình cảm trong sáng của hai anh em.
b, Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ , gợi sự trong sáng, ngây thơ, ngỗ nghĩnh . Trong truyện , chúng trong sáng ko có tội lỗi gì nhưng cũng phải chia tay như anh em Thành và Thủy
mk ko soạn, nhưng mk sẽ hướng dẫn
bn chỉ cần nêu tác giả,trả lời các câu hỏi trong sgk ,...
mk chỉ bít zậy thôi
cô mk bày vậy đó
ko bít trường bn giống hông
Trong hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi người mẹ đều có tấm lòng yêu thương con.Văn bản Cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường.Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được.Mẹ muốn từ từ ghi vào long con cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy.Còn văn bản Mẹ tôi,người mẹ dám làm tất cả để tránh cho con một giờ đau đớn.Mẹ cũng có thể đi ăn xin để cứu sống con trước hơi thở hổn hển,quằn quại.Qua hai văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thât là cao cả,yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1) tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với (2) thế giới xung quanh và khêu gợi (3) nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, căm ghét những thói tầm thường, độc ác.. )
(1) tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá
(2) thế giới xung quanh
(3) lòng đồng cảm
(4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,...)
CÔ MK DẠY ĐÓ
Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.
Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.
Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.
Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.
Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.
Bạn có thể tham khảo đề của trường mình như sau:
(thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1 2đ .Cho đoạn văn:
''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của ta.Từ xưa đến nay,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ,thì tinh thần ấy lại sôi nổi ,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.''
a,Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai?
b,Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên?
Câu 2 8đ.Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:
''Ăn quả nhớ kẻ trông cây''
Bằng thực tế những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ,em hãy chứng minh.
Chúc bạn học tốt nhé!
Đây là của trường mình :
Câu 1 :
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Một mặt người bằng mười mặt của
- Thương người như thể thương thân
- Đói cho sạch , rách cho thơm
a, Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào ?
b, Các câu tục ngữ trên sử dụng biên pháp tu từ gì ?
Câu 2 :
Em hãy nêu ý nghĩa văn chương thông qua bài " Ý nghĩa văn chương" bằng 5-7 câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt . Chỉ rõ câu đặc biệt đó .
Câu 3 :
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
" Có công mài sắt , có ngày nên kim"
a, Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm, nhân vật.
Nêu cảm nghĩ khái quát về nhân vật: Yêu mến, thương cảm.
b, Thân bài:
* Yêu quí, trân trọng Thủy, một cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo ; có tình yêu thương anh và tấm lòng vị tha nhân hậu.
+ Thủy biết quan tâm đến anh: Ra sân vận động vá áo cho anh vì lo anh bị mẹ mắng -> Vừa ngoan, vừa khéo tay, chăm chỉ, rất thương anh.
+ Khi bắt buộc phải xa anh, phải chia đồ chơi, muốn giành tất cho anh, hai anh em cứ nhường nhau mãi -> một người em biết nhường nhịn.
+ Dù vô cùng đau buồn vì bố mẹ chia tay, em chỉ khóc và vâng lời mẹ, không hề cãi khi bị mẹ quát; vẫn mong chờ bố về để chào trước khi chia tay -> em thật ngoan ngoãn, hiếu thảo.
+ Khi phải chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ, tâm trạng Thủy vô cùng mâu thuẫn: Hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cả hai anh em đều yêu quí; hằng ngày chúng quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Vậy mà giờ chúng phải xa nhau, Thủy đau lòng không nỡ chia lìa chúng. Khi người anh nhường cho Thủy thì em lại lo không có người gác cho anh ngủ. Và đến giây phút cuối, khi đã trèo lên xe, Thủy lại tụt xuống đặt con búp bê vào chỗ thường ngày chúng vẫn quàng tay nhau…-> Thủy có tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; em đã chấp nhận chia tay con búp bê yêu quí vì thương anh, lo cho anh. Em luôn vì người khác mà quên lợi ích, niềm vui của mình thật đáng cảm phục, trân trọng.
* Càng yêu quí, trân trọng, người đọc càng thương cảm cho số phận éo le, bất hạnh của Thủy.
+ Cuộc sống của hai anh em Thành – Thủy đang êm ấm, hai anh em vô cùng thân thiết: Chiều nào anh cũng đi đón em. Hai anh em nắm tay nhau, vừa đi vừa trò chuyện -> Tình cảm gắn bó, quấn quít. Nhưng giờ đây Thủy sắp phải xa anh. Nỗi đau của em quá lớn, Thủy chỉ còn biết khóc. -> Người đọc xót xa cho em.
+ Thủy còn xa lìa con búp bê mà em yêu quí: Con Em Nhỏ. Đó là một sự hi sinh lớn. Đối với em, con búp bê như một người bạn thân thiết, có thể hiểu được tình cảm anh em, có thể chia xẻ buồn vui khi phải xa anh... nhưng em đã để lại cho anh trai mình -> Em sẽ buồn, sẽ cô đơn - > em thật đáng thương.
+ Thủy còn phải chia tay với cô giáo và các bạn, nơi thân thiết gắn bó với em hằng ngày.Cảnh chia tay đẫm nước mắt khiến người đọc vô cùng xúc động : Thủy khóc, bạn bè khóc, cô giáo cũng không cầm nổi nước mắt...Nhưng người đọc còn bất ngờ hơn, xót xa hơn vì Thủy sẽ phải mãi mãi chia tay với lớp, với trường vì em sẽ không được đi học mà phải đi bán rau ở chợ. Vì nơi em về là một vùng quê hẻo lánh, xa trường học nên em không thể tiếp tục học. Thật đau lòng biết bao ! Cuộc đời em rồi sẽ ra sao ? Tương lai của em sẽ thế nào ?...
Tóm lại : Nhân vật Thủy được xây dựng tự nhiên, chân thật, qua nhiều chi tiết cụ thể, bất ngờ rất hấp dẫn người đọc. Nhân vật Thủy hiện lên càng ngoan ngoãn, càng giàu tình yêu thương, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp bao nhiêu càng có sức truyền cảm mạnh mẽ bấy nhiêu ; khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của tổ ấm gia đình. Hãy để trẻ em được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha, mẹ và những người thân yêu...
c, Kết bài : Khẳng định lại cảm nghĩ
Liên hệ bản thân : Nêu mong ước, hứa hẹn
Tham khảo:
ok bạn
cảm ơn nhiều