K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2017

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới phân biệt với nhau là nhờ các yếu tố: lãnh thổ, chế độ chính trị, văn hóa, dân tộc. Trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém các yếu tố chủ yếu khác như lãnh thổ hay văn hóa chính là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ. Trong những ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt có lẽ là thứ ngôn ngữ phong phú nhất, trong sáng nhất. Tuy nhiên hiện nay vẻ trong sáng ấy của tiếng Việt đang dần bị đánh mất từng ngày

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại…Theo dòng cuốn của quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng, chẳng hạn trong lĩnh vực tin học, kỹ thuật số, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường v.v. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt

Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần ...

3 tháng 2 2017

Mỗi đất nước , họ đều có lãnh thổ , dân tộc riêng , phong tục tập quán ,bản sắc dân tộc ..ngay cả tiếng nói ở các nước cũng riêng .

Tiếng nói của dân tộc chính là yếu tố quan trọng nhất . Để cho họ, những người khác biết mình la người nước nào. Không nói những nơi nào khác , ngay cả trên đất nước Việt Nam ta , tiếng việt chính là thứ tiếng mà mọi con người sinh ra trên đất nước việt nam đều phải biết . Nó chính là thứ tiếng thiêng liêng nhất của đất nước Việt Nam , mang bản sắc văn hóa dân tộc.Vậy mà, những người Việt Nam không biết trân trọng nó mà lại biến những thứ tiếng đó thành những kí hiệu , con số . Một trong số những người đang làm như vậy là thế hệ 9x.

Những người sử dụng như thế chỉ biết khẳng định đẳng cấp của mình mà không biết rằng, họ làm thế là bôi nhọ đất nước mình không. Chà đạp lên tổ quốc yêu dấu của mình. Nói thứ tiếng đó thì có gì là xấu hổ chứ. Mà hơn thế là chúng ta phải tự hào rằng đó chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất , và nó là nguồn gốc để khai sinh ra đất nước Việt Nam này, chúng ta phải tự hào khi chúng ta là những người con của đất nước Việt Nam.
Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng tiếng việt một cách thật đúng ý nghĩa và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đó.

chúc bạn học tốt

3 tháng 4 2020

Từ xưa đến nay, người Việt Nam luôn tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. Tiếng Việt giàu và đẹp với vốn nguyên âm, phụ âm, dấu câu phong phú, với nhiều kiểu câu đa dạng giúp khả năng diễn đạt linh hoạt, sâu sắc. Tiếng Việt là kết quả của chặng đường dài dựng nước giữ nước, là sản phẩm lao động sản xuất, là tiếng nói tâm tư, tình  cảm của nhân dân. Dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở miền nui hay đảo xa , người dân Việt Nam vẫn luôn tự hào, gìn giữ và ra sức bảo vệ tiếng mẹ đẻ. Tình yếu tiếng nói của dân tôi là biểu hiện của tình yêu nước.

tham khảo nha

3 tháng 4 2020

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

Bài làm:

 Một đoạn văn tham khảo:

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta

ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

                                 ~Học tốt!~

1 tháng 4 2020

 Một đoạn văn tham khảo:

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta

ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

Tham khảo

29 tháng 2 2020

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

Trạng ngữ trong đoạn văn trên:

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta

ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải

=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

29 tháng 2 2020

thanks bạn

27 tháng 2 2018

Pogba dọa rời MU, không coi thầy Mourinho ra gì

18 tháng 4 2017

- Đoạn văn:

Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.

- Trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)

- Cần thêm trạng ngữ để làm rõ thông tin cho câu, liên kết câu.

“Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm,
phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và
tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển,
cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có
nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc
du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững
chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự
trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia”.
Đoạn văn trên có hai trạng ngữ : 

- Trạng ngữ 1: Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là trạng ngữ chỉ
phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.
- Trạng ngữ 2: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn văn.

“Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh
hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu
thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã
miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp.
(Phạm Văn Đồng- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- 1966) .Trạng ngữ Trong những bài
thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta xác định xuất xứ diễn ra sự việc (ta thấy...; nhiều
câu thơ..)

19 tháng 2 2017

Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

Trạng ngữ là thành phần phụ bổ nghĩa cho nòng cốt câu (Bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị). Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. Có nhiều loại trạng ngữ như: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả; trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ địa điểm; chỉ tình huống, chỉ phương tiện, chỉ mục đích...
Ví dụ: Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
"Tôi lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ-vị được từ "thỉnh thoảng" bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên. Ta nói "Thỉnh thoảng" là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì "Thỉnh thoảng" là từ chỉ về thời gian nên ta nói "Thỉnh thoảng" trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian. Cứ như thế bạn sẽ gặp các loại trạng ngữ.

​Chúc p học tốt

19 tháng 2 2017

Hi !

Bài làm

Nói tiếng Việt đẹp, là nói đến một thứ tiếng giàu chất nhạc. Chất nhạc của tiếng ta được tạo nên từ một hệ thống nguyên âm, phụ âm và thanh điệu khá phong phú. Những câu thơ của ta cũng trầm bổng du dương như các âm giai trong âm nhạc, giàu hình tượng ngữ âm. Câu ca dao « Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều » nghe thật hay và cũng thật buồn. Hai câu lục bát 14 tiếng, có đến 10 tiếng mang thanh bằng. Mờ ra là « chiều chiều », khép lại là « chín chiều ». Tất cả những yếu tố ngữ âm ấy tạo nên một giai điệu buồn thương da diết. Nhạc điệu của âm thanh đã điễn tả được trạng thái của tâm hồn, diễn tả được nỗi lòng của một đứa con xa quê nhớ mẹ….

Nói tiếng Việt giàu, là nói đén một thứ tiếng dồi dào về từ ngữ, uyển chuyển về ngữ pháp, phong phú về hình thức diễn đạt, thỏa mãn được nhu cầu của đời sống, đủ khả năng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn Việt Nam. Đọc một đoạn văn của Vũ Bằng viết về mùa xuân, ta thấy được cái khả năng kì diệu của tiếng Việt : « Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, có gió lành lanh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căn lên trong lộc của loài nai, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh ».

Sự giàu đẹp của tiếng Việt nói mấy cũng không cùng. Ta yêu quý và tự hào về tiếng mẹ đẻ của ta.

Trích : m.baotienganh.com