Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫ được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người. Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm được hình thành từ đó. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đon giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đăp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ.
Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lợi lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".
câu 1
Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì áp bức bóc lột mà chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục và trong nghiều trường hợp chị là người có thể nhẫn nhục chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc.
Thông minh sắc sảo đảm đang tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí chị đã dám "tru tréo", kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu hở Trời". Bị quăng từ đình làng về rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ biết khóc cho cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: "Còn như mấy đồng sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh chẳng ai ăn được thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ chẳng phải lo lắng gì cả".
Cảnh Tức nước võ bờ miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật một cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhịn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ là ông và xưng cháu.Chị van xin cầu khẩn thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông Lí hãy cho cháu khất...", "Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông mắng chửi đến đâu cũng thế thôi. Xin ông trông lại!".
Đến khi thẩy tính mạng của chồng bị đe doạ thái độ của chị thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô ông - cháu, chị Dậu đã chuyển qua ông tôi với cai lệ. Người đàn bà bị đè nén uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt mình ngang hàng với cai lệ và cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đang ốm đau ông không được phép hành hạ!".
Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem!". Chị Dậu đã quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm cổ lấy cai lệ ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng kheo trên mặt đất miệng vẫn lảm nhảm trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông hình ảnh chị Dậu trở nên thật khoẻ khoắn, quyết liệt biết bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác cũng trở nên hèn hạ và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quyết liệt quá anh Dậu vừa run vừa kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải ngồi tù, phải tội".
Nhưng tức nước thì tất yếu sẽ vỡ bờ. Nghe anh Dậu can, chị Dậu phần uất: "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế này tôi chịu không được...". Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như một lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: Có áp bức dứt khoát có đấu tranh.
Câu 1 Tham khảo:
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
cậu tham khảo đoạn văn này nha
Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫn được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người. Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đơn giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đắp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau bỏ qua và tha thứ cho những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ.
Câu ghép: Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người.
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))
KB:
tham khảo
a,
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió…”.
So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngán nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu: “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão. Câu thơ mở ra một khung cảnh ra khơi hùng tráng, mĩ lệ. Khung cảnh đó càng trở nên kì vĩ hơn với hình ảnh:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”.
Lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình, tác giả như muốn huyền thoại hóa, mang màu sắc linh thiêng thổi hồn vào cánh buồm
-> Biện pháp so sánh
b, tham khảo
Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.". Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng.Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài.
Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt. Cấu trúc gắn kết chặt chẽ của làng xã Việt Nam bằng các hương ước, quy định chính là một trong những lý do mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì có nó mà Việt Nam, cho dù chịu đựng cả nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, không bị đồng hóa, hòa tan.
Nói rộng ra thế để thấy được vai trò quan trọng của tình làng nghĩa xóm đối với mỗi chúng ta. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa thì những người ở thành thị, cho dù không có tình làng nghĩa xóm theo đúng nghĩa như ở nông thôn nhưng cũng có những tình cảm gắn kết với bà con khối phố, tuy rằng không được chặt chẽ như ở làng quê, nhưng cũng là một thứ tình cảm với nơi mình sinh ra, lớn lên và những kỷ niệm.
Câu chuyện tình làng nghĩa xóm tưởng như đâu đâu cũng thế, ai ai cũng thế, không có gì phải nói! Hóa ra không hẳn thế. Chuyện tôi mới gặp giúp tôi ngộ ra nhiều điều.
Hôm đó, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi về quê. Phải nói rằng giao thông dạo này đã được cải thiện đáng kể. Đường xá, cầu cống mới xây, thảm nhựa phẳng lỳ. Ngay ở nông thôn cũng vậy, từ vốn của các chương trình mà Nhà nước đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đóng góp thêm ngày công cải tạo, xây mới các tuyến đường liên thôn, liên xóm. Xóm nào cũng thảm bê tông tất tật các ngõ ngách, không còn cảnh “sắn quần vác xe đạp” đi học như chúng tôi trước đây mỗi khi vào mùa mưa dầm. Đang thiu thiu ngủ khi xe bon bon trên đường làng, giữa hai thảm lúa vàng, tôi chợt tỉnh khi thấy đám đông ồn ào, huyên náo phía trước. Bước xuống xe thì thấy phía trước rất đông bà con, đang vây lấy một xe ô tô con đen bóng. Phía trước, quang thúng, xe trâu, xe cải tiến bày ra làm chướng ngại vật trên đường. Đôi co với bà con là một người đàn ông trung tuổi, giày đen, sơ mi trắng, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại vì hò hét, cãi vã giữa cái nắng mới đầu hạ. Tôi nhận ra, đó là H, người cùng xóm, kém tôi mấy tuổi, đang làm “xếp” ở một cơ quan nho nhỏ ở Trung ương.
Cuộc cãi vã không có dấu hiệu ngã ngũ. Cho dù H có nói thế nào thì bà con vẫn kiên quyết giữ “chốt”, không cho xe qua. Cuối cùng, H đành chịu “thua”, gửi xe, đi bộ nốt gần ki-lô-mét đường về nhà.
Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi đem chuyện hỏi cô em dâu, đang tham gia công tác phụ nữ của xã.
Em tôi phân trần: Khổ lắm anh ạ. H nó học cùng khóa với bọn em, học hành thành đạt, bây giờ đang làm chức gì to to ở Trung ương đấy nhưng về quê, ăn ở với người làng, người xóm tệ lắm anh ạ. Thỉnh thoảng lại thấy phóng xe về, đưa bạn bè, tổ chức nhậu nhẹt, cười nói hô hố, chẳng để ý gì đến hàng xóm, láng giềng. Ra đường, từ người lớn đến trẻ em chẳng chào, chẳng hỏi. Nhiều người móc máy: Gớm, nếu không còn hai bố mẹ già thì thằng này nó chẳng thèm về quê nữa đâu.
Chuyện về H, bà con trong xóm đã nói nhiều, người nhẹ nhàng thì trách móc, người nặng lời hơn thì chửi thề, chửi đổng. Nhưng cao trào phẫn nộ của bà con là dịp bê tông hóa đường xóm vừa rồi. Em dâu tôi tiếp tục: Số là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đầu tư cho các xóm xi măng, bà con đóng góp thêm tiền mua cát, sỏi, và bỏ công để bê tông hóa ngõ xóm. Nói đến bê tông hóa ngõ xóm ai cũng mừng, vì từ nay sẽ hết cảnh lầy lội, bẩn thỉu và hăng hái tham gia. Xóm bầu lên ban đại diện, sau khi đo đạc, tính toán kinh phí, ban đại diện đề xuất bổ đầu kinh phí theo nhân khẩu, phần còn lại vận động người của xóm đi làm ăn, công tác xa ủng hộ.
Em tôi tiếp: Anh thấy không, có được con đường bê tông sạch sẽ như vậy bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của bà con trong xóm còn có phần tham gia không nhỏ của những người đi làm ăn, công tác xa. Thôi thì trong Nam, ngoài Bắc, người ít, người nhiều ai ai cũng hồ hởi tham gia, coi như một chút tình cảm, trách nhiệm với xóm làng. Ngay như anh, không chỉ đóng góp cho suất của bố mẹ, anh còn tham gia ủng hộ cho dù kinh tế anh chị cũng chẳng khấm khá gì.
Riêng H thì tuyệt nhiên không một xu, một đồng anh ạ, mặc dù ban đại diện nhiều lần đến tận nơi gặp gỡ, vận động. Đã thế, H còn bắn tin rằng, đợi cho bố mẹ cậu ấy “hai năm mươi” thì cậu ấy cũng chẳng thèm về cái xóm quê nghèo kiết này nữa.
- Đấy, ngọn nguồn câu chuyện là thế anh ạ. Em tôi nói tiếp: Bà con cũng biết rằng chặn xe anh này, không chặn xe anh kia cũng không phù hợp với đạo lý tình làng nghĩa xóm của cha ông nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Giá như…
Suy tư một thoáng, em tôi kết luận: Nếu như H không thay đổi, em sợ rằng khi bố mẹ H “hai năm mươi”, bạn ấy chắc phải thuê người thành phố về mà khênh.
Làng quê vốn bao dung, người quê trọng chữ tình, chữ nghĩa. Sau lần này, không biết H có hiểu ra điều đó không?