Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ "À Ơi Tay Mẹ" của nhà thơ Tố Hữu là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu lắng, mang đến cho người đọc những suy nghĩ tươi mới và ý nghĩa sâu xa về tình yêu của mẹ dành cho con.
Khi đọc bài thơ này, tôi không khỏi bị cuốn hút vào câu chuyện của một người mẹ với tình yêu tha thiết dành cho đứa con của mình. Bài thơ mang đến một khung cảnh ấm áp, nơi mẹ viết những dòng thơ nhẹ nhàng trên tay bé yêu, tạo ra một liên kết tình cảm đặc biệt giữa mẹ và con.
Tôi cảm nhận được sự êm đềm và nhẹ nhàng trong từng câu thơ của bài thơ. Nhịp điệu mềm mại và thanh thoát đã tạo nên một không gian lạc quan, nơi mẹ truyền tải những thông điệp yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện cho con.
Bài thơ "À Ơi Tay Mẹ" khiến tôi bất giác nhớ về mẹ của mình và những lần mẹ ôm, vuốt ve tình cảm của mẹ dành cho con. Tình yêu thương ấy vô điều kiện và mãi mãi tồn tại trong lòng tôi.
Từng câu thơ của bài thơ này như một sợi dây liên kết tình mẫu tử. Nó không chỉ làm dịu đi những nỗi đau và khó khăn trong cuộc sống mà còn quy tụ những niềm vui và hy vọng. Bài thơ mang đến cho tôi sự hi vọng và tin yêu vào tình yêu thương vĩnh cửu của mẹ.
Bài thơ "À Ơi Tay Mẹ" là một tác phẩm đầy xúc cảm và tình cảm, để lại trong tâm trí tôi một ấn tượng sắc sảo về tình yêu của mẹ dành cho con. Đó là một bài thơ tuy nhỏ bé, nhưng chứa đựng một lời nhắn nhủ sâu sắc về sự quan tâm và sự hy sinh mà mẹ dành cho con.
Bài thơ"à ơi tay mẹ" của nhà thơ Tố Hữu là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc , mang đến cho đọc giả những suy nghĩ tươi mới về tình yêu của người mẹ dành cho người con
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ với lời ru. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.
Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:
"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế...Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kì diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
E tk:
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn.
TK
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.
Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.
Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:
"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.
Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ !
THAM KHẢO:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.