K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Bạn lên google tham khảo nha.Đó là cách tốt nhất để giúp bn viết văn hay và nhanh nhất mình có thể nghỉ ra rùi đó.Chứ chép bài của ng khác bn ko tiến bộ đc đâu.

ARMY kb nha.♡♡♡

14 tháng 11 2018

Nhân dịp Trung thu 2016, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư- Ngày mai tươi sáng tặng quà cho bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện K và Bệnh viện Nhi Trung ương. Chương trình “Trung thu cho em” được tổ chức tại Khoa Nhi- Bệnh viện K, với mong muốn chung tay xoa dịu, khích lệ tinh thần chiến thắng bệnh tật và mang lại cho các bé một ngày Tết Trung thu hạnh phúc. Thế nhưng, nhìn những món quà, những lời động viên đầy nước mắt, chúng tôi lại càng xót xa hơn bao giờ hết, khi chứng kiến những cái đầu không còn tóc, chứng kiến những "chú lính chì" chống nạng rẽ qua đám đông hay sự đau đớn đến tái xanh mặt mày của những em bé mắc bệnh ung thư. Niềm vui Trung thu của các em đã không được trọn vẹn như bao đứa trẻ khác.

Bé Hoàng (Quảng Ninh) hiện đang điều trị tại Khoa Nhi- Bệnh viện K là một em bé bụ bẫm đáng yêu. Em đã nhập viện điều trị ung thư 1 tháng nay. Trên đầu em không còn tóc nữa. Dù em vẫn khỏe, vẫn nhanh nhẹn hơn các bạn cùng phòng nhưng em vẫn khiến người đối diện rớt nước mắt khi em nhắc về quê hương, về gia đình mình: "em nhớ nhà lắm. Nhà em có con dốc cao, phải khỏe lắm mới trèo lên được. Em trai em đã lên thăm em mấy lần, nó bảo anh nhanh về nhà còn chơi với em, Trung thu mà em phải đi chơi một mình". Hoàng nói rồi mỉm cười, không biết rằng mẹ mình ngồi đằng sau đang lau nước mắt.

Bé Minh Nhật thì còn quá nhỏ để biết đến nỗi buồn mà bản thân mình và gia đình đang trải qua. Bé giơ bàn tay băng kín để giữ kim truyền chỉ vào tủ cá nhân rồi bi bô bảo: "con có nhiều thuốc lắm đấy nhé. Rồi tiêm nữa. Bác sỹ tiêm đau lắm đấy ạ". Mẹ bé cũng chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Chị bảo: "Rằm Tháng 8 mà con không được ở quê phá cỗ, rước kiệu thì cũng buồn lắm, thương lắm mà không biết làm thế nào. Bệnh tật nó ác thế đấy".

Tại khoa Nhi- BV K, câu chuyện Lê Nguyễn Khánh Linh (10 tuổi) mắc phải bệnh ung thư buồng trứng đã từng được chương trình Điều ước thứ 7 của Đài Truyền hình Việt Nam giúp hiện thực hóa ước mơ trở thành nữ tiếp viên hàng không đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến. Hôm nay, Khánh Linh lặng lẽ ngồi xem các bạn hát, múa. Thỉnh thoảng, em gục mặt vào thành ghế. Một người nhà bệnh nhân bảo: "sức khỏe của cô bé giảm sút hơn lúc làm chương trình trên ti vi đấy, cô bé gầy đi, yếu ớt lắm, thương lắm".

"Nếu cháu gục ngã, thì con cháu sẽ ra sao?"

Sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với các bệnh nhi ung thư trong dịp Trung thu này vô cùng có ý nghĩa. Chương trình đã tổ chức Trung thu rất có ý nghĩa cho các em trong bệnh viện, tặng quà Trung thu cho các bệnh nhi để bù đắp phần nào thiệt thòi mà các em phải gánh chịu. Mặc dù giá trị món quà không lớn, nhưng nó đã mang lại giá trị tinh thần rất quý giá cho các bệnh nhi và gia đình trong những thời điểm hết sức khó khăn này.

Có mặt tại buổi lễ, Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước đã bày tỏ sự xúc động khi được cùng các bệnh nhi ung thư đón Tết Trung thu trong bệnh viện. “Tôi vô cùng xúc động. Tôi chia sẻ với các gia đình có con em bị ung thư, chia sẻ với nỗi đau của các cháu. Qua thăm hỏi các trường hợp, tôi thấy các gia đình có quá nhiều khó khăn phải trải qua. Mặc dù đã được các bác sỹ của bệnh viện tận tâm, điều trị tích cực, nhiều cháu đã được xuất viện về với gia đình nhưng vẫn còn rất nhiều cháu còn đau đớn, mệt mỏi vì bệnh tật. Tôi hết sức chia sẻ với các cháu phải vui Trung thu trên giường bệnh. Mong các cháu hãy cố gắng chữa bệnh. Mong mọi người hãy nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh quái ác này”.

Chương trình đã mang đến cho các bệnh nhi những giây phút ấm áp và ý nghĩa. Với các hoạt động vui chơi bổ ích, các em nhỏ đã hòa mình vào các trò chơi Trung thu như phá cỗ, rước đèn. Các em vô cùng thích thú, truyền tay nhau chơi những con tò he được nặn bởi bàn tay những người thợ khéo léo, những bông hoa, những con thú tạo bằng bong… Không khí ngày hội Trung thu đã xóa tan những buồn bã, đã phần nào xoa dịu nỗi đau bệnh tật cho các em. Tiếng cười trong veo của trẻ thơ đã xua tan những lo âu, mệt nhọc và đau đớn của các em trong quá trình chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Tất cả các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Khoa Nhi- Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và Khoa Ung Bướu- Bệnh viện Nhi Trung ương đã được nhận quà Trung thu. Chương trình còn dành 95 suất quà tặng gồm 1 túi quà và 1 triệu đồng cho các em nhỏ như một lời an ủi, động viên dành cho các em và gia đình.

Tại Khoa Ung bướu- Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng dành nhiều thời gian cho các bệnh nhi ung thư. Bộ trưởng vừa xong công việc của mình, vẫn mặc tà áo dài, tranh thủ thời gian bận rộn của mình đến thăm các cháu nhỏ. Bộ trưởng đến từng giường bệnh, trò chuyện thăm hỏi các bệnh nhi. “Cháu có thấy đỡ hơn không?”, “cháu thấy trong người thế nào?”, “cháu phải cố gắng điều trị để còn về nhà nhé!”. Nhìn những bệnh nhi bé xíu mệt mỏi đau đớn nằm trên giường bệnh, hay lả lướt trong vòng tay mẹ, những người mẹ chăm con, người bà chăm cháu đều bật khóc, Bộ trưởng Tiến cũng hết sức xúc động. Bà nắm tay một người mẹ trẻ đang ôm mặt khóc bên đứa con đầu lòng còn đỏ hỏn bị ung thư nói: “cháu phải cố gắng lên. Phải giữ sức khỏe để mà chăm sóc cho con mình. Nếu cháu gục ngã, thì con cháu sẽ ra sao?”.

Cũng tại Khoa Ung bướu, Bộ trưởng Kim Tiến đã cùng với Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng- Bộ Y tế đã đi từng phòng để trao quà cho tất cả các bệnh nhi ung thư tại BV Nhi Trung ương. Cũng tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gợi mở với lãnh đạo bệnh viện về phương án hợp tác với các nước có nền y học hiện đại, có năng lực điều trị ung thư cho trẻ em tốt nhất trên thế giới, nhằm tạo thêm cơ hội sống lâu hơn, sống khỏe hơn cho các bệnh nhi ung thư.

Buổi lễ tổng kết cuối năm học vừa qua của trường em tuy đơn giản nhưng không kém phần long trọng.

   Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân trường, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

   Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

   Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

   Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

   Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn đàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

   Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người.

   Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.



kkkkk mk nha

30 tháng 7 2019

cả ơn a nha

8 tháng 11 2018

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai.

Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô.

Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên lớp 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5.

Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Hình internet

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
        
               Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa……. Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.
             
                             “Một đời người - một dòng sông...
                            Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
                                "Muốn qua sông phải lụy đò"
                      Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “
                                                                    (Người lái đò)
            
                     Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô- những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, …  Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người.  Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ.  Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
                Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn, không gì có thể thay thế được.

5 tháng 11 2018

bn ơi, mik làm khác gợi ý bn tí nhé, làm văn không cần phải đúng và chính xác lắm đâu.

“Một hai ba, một hai ba, một hai ba…”. Nghe tiếng hô nhịp nhàng quen thuộc vang lên ngoài sân, em bừng tỉnh giấc. Kim đồng hồ chỉ 5 giờ 5 phút. Thôi chết, muộn rồi! Em thu dọn chăn màn rất nhanh rồi chạy vội ra sân tập thể dục cùng ông ngoại. Hai ông cháu tập xong bài thể dục buổi sáng thì bắt đầu chạy bộ dọc theo đường Thanh Niên, hít thở không khí trong lành. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch mặt nước giăng giăng sương phủ. Khung cảnh ven hồ buổi bình minh tuyệt đẹp, rất hợp với tâm hồn nghệ sĩ của ông. Nhắc đến nghệ nhân cây cảnh Thanh Tâm, tức ông ngoại của em, quanh vùng Nhật Tân, Hữu Tiệp, Nghi Tàm này rất nhiều người biết. Từ thuở ấu thơ, em đã được sống với ông bà ngoại trong ngôi nhà đơn sơ, giữa khu vườn quanh năm sực nức hương hoa. Tình cảm ông cháu gắn bó vô cùng thân thiết.

Năm nay, ông em đã sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai và trí nhớ còn minh mẫn lắm. Là con người của công việc nên ít khi ông ở trong nhà. Khách tìm ông, cứ ra vườn là gặp. Vườn hoa, cây cảnh không chỉ là nguồn thu nhập hằng ngày mà hơn thế, nó là niềm vui, là lẽ sống của đời ông.

Em thường ra vườn xem ông làm việc. Đôi tay khéo léo, tài hoa của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong mỗi hình dáng mà ông mất bao công phu để tạo nên. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo rằng tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hai gốc đinh lăng, gốc cao gốc thấp, ông tỉa thành dáng phụ tử tình thâm. Mấy cây đào bích có thế rồng bay, phượng múa….

Cảm động biết bao khi em được ông cầm tay, dạy cho cách uốn những sợi dây thép vô tri thành hình những chú nai, chú hươu xinh xắn, để làm khung cho cây mọc theo ý muốn người trồng, ông bảo em rằng nghề làm vườn bắt buộc con người phải kiên trì, tỉ mỉ, nhất là phải thật sự yêu mến thiên nhiên, trái tim dễ dàng rung động trước một nụ hồng vừa hé nở, lóng lánh sương đêm; một bông đào thắm rung rinh trong gió sớm, báo hiệu mùa xuân sắp trở về.

Em thích được nghe ông giải thích ý nghĩa một số loài cây, loài hoa quý như tùng, cúc, trúc, mai, liên (sen), tượng trưng cho cốt cách thanh cao, khí tiết hiên ngang và quan niệm sống trong sạch của bậc chính nhân quân tử. Em tin lời ông khẳng định là cây và hoa cũng biết vui buồn giống như con người vậy. Chúng có đời sống riêng, có tiếng nói riêng. Nếu chịu khó quan sát, lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu.

Có lẽ tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông đã dần dần thấm vào máu thịt đứa cháu trai mà ông quý mến. Nhiều lần, ông dẫn em đi chơi chợ hoa ngày Tết, hoặc đến tham quan Hội chợ hoa của Thủ đô. Em chụp ảnh cùng ông bên những cây cảnh mà ông mang đến dự thi và được tặng huy chương.

Không thể kể hết những kỉ niệm vui buồn về tình ông cháu. Rất giản dị, tự nhiên, ông ngoại đã truyền cho em ngọn lửa đam mê cuộc sống và những bài học quý báu trên đường đời. Em thấm thía lời dạy tâm huyết của ông: “Không có gì sung sướng bằng được hưởng thành quả lao động do chính bàn tay mình làm ra, cháu ạ!”. Được ông ngoại hết mực yêu thương, em thấy quả là hạnh phúc!

học tốt

5 tháng 11 2018

Có lẽ điều tuyệt vời nhất đối với em là được về quê thăm ông ngoại. Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè hay lễ tết em lại được bố mẹ dẫn về quê thăm gia đình đặc biệt là ông ngoại.  

Ông ngoại em năm nay 60 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được nghỉ nghơi rồi nhưng ông không cho phép mình rảnh bất kì lúc nào. Hàng ngày ông vẫn ra đồng làm việc, mặc dù tuổi cao nhưng ông vẫn hăng say lao động. Chính vì vậy làn da ông nhăn nheo đi, mái bóc bạc phơ theo năm tháng, dáng đi của ông cũng chạm chạp nhưng còn vững chắc lắm. Một tháng được ở cùng ông , em được hưởng chọn vẹn tình yêu thương của ông dành cho mình.

Hàng ngày được ông dẫn đi ra ruộng làm việc, chiều đến lại đi thả diều bắt cá, rồi tối đến lại được ông dẫn quanh làng thăm các ông bà. Ông thường kể những câu chuyện xa xưa từ thời ông còn nhỏ cho em nghe rồi đến những năm tháng đi kháng chiến. Ở cạnh ông em thấy mình như trẻ mãi, luôn được quan tâm và yêu thương. 

Ông em đơn giản nhưng tuyệt vời như vậy đó. Em yêu ông và thương ông vô cùng, ước mong sao ông luôn khỏe mạnh để vui vầy cùng con cháu.

bài này mik làm ngắn hơn, nên bn thích bài dài hay ngắn tùy bn.

4 tháng 11 2019

Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:

Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)

Thân bài:

Quang cảnh khu di tích:

+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).

+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).

+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).

Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...

4 tháng 11 2019

                                                                     Bài làm:

               Vào một ngày Chủ nhật cuối học kì II năm lớp 4, Nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan Thành nhà Hồ. Tôi háo hức, phấn khởi vì chưa đến Thành nhà Hồ bao giờ. Bảy giờ ba mươi phút, xe ô tô bắt đầu chuyển bánh từ cổng trường. Cả đoàn xe bon bon đưa chúng tôi về phía cầu vượt Phú Sơn. Phố phường, nhà ở lùi xa dần. Trước mắt tôi là đồng ruộng nằm ở hai bên đường Quốc lộ 45 xanh ngắt một màu xanh. Mặt trời đã nhô cao ở phía đong, chiếu những tia nắng vàng rực rỡ.

               Xe lên Đông Sơn, rồi thẳng lên Thiệu Sơn. Xe tiếp tục vòng lên thành phố Quán Lào rồi rẽ thẳng vào Vĩnh Lộc. ĐI thêm một đoạn nữa thì đến Thành nhà Hồ. Đường đi có lúc đi vào thị xã, có lúc lại đi quanh những vùng quê yên bình, những vùng đất có trồng xanh mướt khoai , ngô, chè, sắn... Trước mắt chúng tôi là Thành nhà Hồ kiên cố, vững chắc. Càng gần di tích thì càng thấy đồng ruộng nhiều. Tôi và bạn Hưng ngồi bên cạnh thốt lên:" Ôi, đẹp quá ! Thiên nhiên thật hùng vĩ! " Hòa, cây Văn lớp tôi cất giọng ngâm câu thơ : " đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi " và mọi người trên xe vỗ tay hưởng ứng. Đến nơi rồi! Cả lớp chúng tôi ùa xuống, ngơ ngác, ngây ngất vì thấy xung quanh mình là non sông, núi đồi bào quanh trông thật nên thơ. 

                Công trình này được Hồ Quý Ly, vị vua của đất nước Đại Ngu cho khởi công xây dựng vào năm  1358 dưới triều đại của Nhà Trần.  Thành An Tôn được xây dựng bằng những tảng đá lấy từ những quả núi như :Núi Tượng Sơn ,An Tôn  và núi Khắc Khuyến với chiều dài 6 mét và nặng những 700 kg . Tuy nhiên , các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đều đã bi phá hủy., chỉ còn 4 cái cổng thành. Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.T, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứhành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao vững.

             Chúng tôi phải thốt lên kinh ngạc sau khi nghe hướng dẫn viên nói sơ qua về công trình đá này. Sau đó, chúng tôi đi bộ vào tham quan thành theo sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo.

              Sau một ngày chơi ở huyện Vĩnh Lộc, chúng tôi quay về Thanh Hóa với tâm trạng vui tươi, thoải mái, cảm thấy người như khỏe ra vì được hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Tôi càng thấy thêm thấm thía lời của cô giáo chủ nhiệm :" Đi tham quan nhiều nơi , các em sẽ thấy Tổ quốc ta, thiên nhiên nước ta đẹp lắm. Chúng ta càng thêm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên.

                                       //Chúc bạn học tốt!\\

         

DÀN Ý KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI QUEN CỦA EM
1. Mở bài
Giới thiệu về người bạn của mình và nêu tình cảm.

2. Thân bài
- Kể hoàn cảnh quen người bạn mới
- Tả ngoại hình bạn mới
- Kỉ niệm đầu tiên của hai bạn
- Tình cảm của mình với bạn

3. Kết bài
Tình cảm của mình.

18 tháng 11 2018

Mở bài: Các nghề nghiệp khác thật cao sang nhưng có lẽ bác lao công trường em, em vẫn quý nhứt !

Thân bài:

- Miêu tả sơ sơ về bác lao công và công việc hàng ngày: quần áo, tay chân, đầu tóc,...

- Em vô cùng thương, ngưỡng mộ bác lao công trường em:

 + Mùa hè thì bác nhễ nhại mồ hôi, một mình dưới sân trường yên tĩnh vs ánh nắng chói chang.

+ Mùa đông thì tay chân bác run run, cầm chiếc chổi dừa quét quét, nghe xào xạc,..

- Em rất yêu quý bác lao công:

  + Bác luôn cố gắng làm công việc của mình.

+ Dù vất vả nhưng bác vẫn hiền hậu,...

- Em rất ghét những đứa khinh thường bác lao công.

- Bác là con người ấm áp, lòng nhân ái và vô cùng yêu trường,...

- Nhiều hôm thấy bác nghỉ vì ốm, em lo lắng lắm !

Kết bài:cảm nghĩ và liên hệ thực tế.

bài làm :

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.