K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2020

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

- Trình tự: Không gian và thời gian.

Chúc bạn học tốt!

31 tháng 12 2017

Câu trả lời ở câu 2 nha !

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi '' Dân ta có một lòng nồng nàn .......... bè lũ bán nước " a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả ? b) Qua bài văn , em rút ra cho mình bài học về lòng yêu nước c) Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng Câu 2 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi " Lịch sử ta ......... Quang Trung " a) Đoạn văn trên trích trong văn bản...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

'' Dân ta có một lòng nồng nàn .......... bè lũ bán nước "

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả ?

b) Qua bài văn , em rút ra cho mình bài học về lòng yêu nước

c) Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng

Câu 2 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

" Lịch sử ta ......... Quang Trung "

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Thể loại .

b) Tìm phép liệt kê và cho biết kiểu liệt kê

c) Qua văn bản em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước ?

Câu 3 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

" Tinh thần yêu nước .......... kháng chiên "

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả ?

b) Nêu nội dung văn bản đó

c) Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng

Câu 4 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

" Trong đình đèn thắp sáng trưng ......... chốc chốc sẽ phẩy "

a) Cho biết đoạn văn trên trên trích trong văn bản nào ? Tác giả ?

b ) Nêu nội dung của đoạn văn

c ) Chỉ ra 1 trạng ngữ trong 1 đoạn văn và nêu ý nghĩa

Giúp mình với nha !!!

1
15 tháng 4 2019

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

'' Dân ta có một lòng nồng nàn .......... bè lũ bán nước "

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản : tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Tác giả : Hồ Chí Minh

b) Qua bài văn , em rút ra cho mình bài học về lòng yêu nước: Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

c) Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.
– Tác dụng:

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.
+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.
+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

5 tháng 3 2019

1. -tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.

- Đói cho sạch rách cho thơm

“Đói cho sạch” tức là khuyên nhủ con người ta dù cho có đói kém, thiếu thốn đến đâu nhưng cũng không nên ăn những thực phẩm mất vệ sinh, không đảm bảo cho sức khỏe. Hay “rách cho thơm” cũng nhắn nhủ mỗi người dù cuộc sống có khổ cực, tàn tạ thế nào cũng cần giữ cho mình một phong thái, hình thức sao cho vừa mắt, gọn gàng.

2. - ăn cây nào rào cây ấy: chịu sự quản lý của ai ,của cộng đồng nào ,của quốc gia nào thì mang ơn của ngừoi đó ,cộng đồng đó,quốc gia đó.Hoặc một ví dụ đơn giản làm nhân viên của một công ti nào đó phải tuân thủ theo phép tắc quy định của công ti đó ,chịu sự kỉ luật của công ti đó ,thậm chí còn phải có ý thức tổ chúc kỉ luật để làm thành viên tích cực xây dựng công ti đó phát triển ngày một tốt hơn .

- Ăn cây táo, rào cây sung, để chỉ những người hưởng đặc ân nơi này nhưng lạ̣i đi làm lợi cho nơi khác.

5 tháng 3 2019

4.Qua cá phương diện: + Cách ăn

+ cách ở

+ cách làm việc

+ quan hệ với mn

Suy nghĩ: Dù Bác Hồ là một người chủ tịch nước nhưng bác khác hoàn toàn với những người khác. Bác có thể ăn sung mặc sướng, giàu có như người chủ tịch. Nhưng bác đã bỏ đi tất cả ,bác sông giản dị như người dân b.thường lúc bấy giờ, vì bác hiểu tình hình nước khó khăn mình ko thể đi ngược lại được . Nên bác phải sông phù hợp với điều kiện của dân,của nước lúc giờ

Câu 1: Hãy phân loại các đại từ được gạch chân trong những ví dụ sau ? a. Những ngày ta sống đây là nững ngày đẹp hơn tất cả. b. Chúng ta con một cha, nóc một nhà. c. Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm mát của hồn tôi. d.Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. đ.Ôi kẻ làm sao hết được anh! Bao nhiêu máu chảy, bấy dòng kênh. e. Đừng có “ đứng...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy phân loại các đại từ được gạch chân trong những ví dụ sau ?

a. Những ngày ta sống đây là nững ngày đẹp hơn tất cả.

b. Chúng ta con một cha, nóc một nhà.

c. Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm mát của hồn tôi.

d.Mình về mình nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

đ.Ôi kẻ làm sao hết được anh!

Bao nhiêu máu chảy, bấy dòng kênh.

e. Đừng có “ đứng núi này trông núi nọ

g. Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

h. Ấy là tình nặng, ấy là ơn sâu.( Nguyễn Du)

i. Này chồng, này mẹ, này cha Này là em ruột, này là em dâu.

k. Đi cho biết Câu 1: Hãy phân loại các đại từ được gạch chân trong những ví dụ sau ?

a. Những ngày ta sống đây là nững ngày đẹp hơn tất cả.

b. Chúng ta con một cha, nóc một nhà.

c. Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm mát của hồn tôi.

d.Mình về mình nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

đ.Ôi kẻ làm sao hết được anh!

Bao nhiêu máu chảy, bấy dòng kênh.

e. Đừng có “ đứng núi này trông núi nọ

g. Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

h. Ấy là tình nặng, ấy là ơn sâu.( Nguyễn Du)

i. Này chồng, này mẹ, này cha Này là em ruột, này là em dâu.

k. Đi cho biết đó biết đây.

l. Ta đây, trâu đấy ai mà quản công

m. Nay ta bảo thật các ngươi.

n. Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

o. Nói mãi mà nó vẫn thế.

ô.Tôi bảo sao thì cậu cứ làm vậy.

ơ. Tất cả lớp cùng đồng lòng xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến.

p. Mưa phùn ướt ao tứ thân. Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.

q. Em là ai? Cô gái hay nàng tiên.

Câu 2: Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu trình bày những lo ngại của bản thân về tình hình vi rút nCovi -19 ở Việt Nam và thế giới hiện nay. Trong đó có sử dụng các loại đại từ đã học. Gạch chân chú thích những đại từ có trong đoạn văn ấy

0
PHẦN ĐỌC HIỂU “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.

3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả?

4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.

II. PHẦN LÀM VĂN

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

1
21 tháng 3 2020

II. PHẦN LÀM VĂN

Đã từ lâu, vẻ đẹp và số phận người phụ nữ luôn là đề tài lớn trong các sáng tác văn chương. Không biết đã có bao nhiêu nhà thơ, nhà văn lấy hình ảnh người phụ nữ làm đề tài trung tâm đế sáng tác. Và Hồ Xuân Hương cũng vậy. Vấn đề người phụ nữ được bà đặt ra với quy mô sâu rộng và được soi sáng ở nhiều góc độ rất tinh tế. Bài thơ " Bánh trôi nước " là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà thể hiện rõ điều này.

Trước hết bài thơ cho chúng ta thêm hiểu biết về một loại bánh dân dã quen thuộc của dân tộc thường làm vào ngày Tết Hàn Thực 3-3 âm lịch. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, hình tròn và có màu trắng bên trong có nhân đường đỏ hoặc đường phèn. Bánh trôi được luộc bằng cách cho vào nồi nuốc đun nếu bành nổi là chín còn bánh chìm là chưa chín. Ở đây tác giá Xuân Hương đã sử dụng nhiều các từ miêu tả rất sinh động “trắng, tròn,chìm, nổi rắn, nát..” để gợi nên vẻ đẹp bánh trôi giản dị và thuần khiết . Bà chúa thơ Nôm dường như đã thổi vào chiếc bánh làm cho chiếc bánh có hồn hơn đẹp hơn, sinh động hơn. Và ẩn sau hình ảnh chiếc bánh là một lời tâm sự của chính cuộc đời tác giả?

Sau hình ảnh bánh trôi nước thì Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo nói về vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất và cuộc đời thân phận của người phụ nữ . Câu thơ mở đầu: Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng cách mở đầu quen thuộc trong ca dao”Thân em..” người phụ nữ tự nói về vẻ đẹp của mình. Cùng với đó là cách dùng quan hệ từ ” vừa..lại” và các tính từ”trắng tròn” gợi tả nên vẻ đẹp nhan sắc của người phụ nữ tròn trịa đầy đặn và hoàn hảo. Một vẻ đẹp khỏe mạnh , xinh xắn duyên dáng của người phụ nữ. Câu thơ còn là một sự khẳng định tự hào về vẻ đẹp của chính mình.

Vậy với vẻ đẹp như vậy thì cuộc đời của họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu câu thơ thứ 2: “Bẩy nổi ba chìm với nước non”. câu thơ này nữ sĩ đã sử dụng đảo thành ngữ từ ” ba chìm bẩy nổi” thành “Bẩy nổi ba chìm” . Các số từ tượng trưng ” bẩy. ba” quan hệ từ “với” và cụm từ ” nước non” giúp người đọc cảm nhận được cuộc đời đầy long đong , vất vả chuân chuyên của người phụ nữ vì gia đình, vì chồng con hay vì” nước non” nữa?.Câu thơ như một lời cảm thông của nhà thơ dành cho người phụ nữ. Không chỉ có cuộc đời long đong, vất vả mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa còn bị bao lễ giáo phong kiến dàng buộc, cuộc đời của họ lại do người khác quyệt định” Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Cũng giống như chiếc bánh trôi xấu hay đẹp là do người làm bánh thì cuộc đời thân phận người phụ nữ sướng hay khổ lại do người khác quyết định ” tay kẻ nặn”. Câu thơ thứ ba này như là một lời cảm thông đồng thời cũng là lời phê phán bao cổ hủ của xã hôi cũ gây bất công cho người phụ nữ xưa. Phải chăng với bao lễ giáo đó mà cuộc đời của Xuân Hương mới có bao cay đắng , long đong..?

Nhưng chúng ta càng cảm phục bản lĩnh của Xuân Hương- bản lĩnh của người phụ nữ hơn khi đọc câu thơ cuối ” Mà em vẫn giữ tấm lòng son“. Nếu như câu thứ ba dùng quan hệ từ “mặc dầu” thì câu bốn này là “mà…vẫn”- cặp quan hệ từ khẳng định, sự kiên định cho dù có bao khó khăn, có bị vùi dập của lễ giáo thì người phụ nữ luôn giữ ” tấm lòng son”. “Tấm lòng son “ở đây chính là tấm lòng son sắc, thủy chung, nghĩa tình chung thủy của người phụ nữ. Câu thơ là một lời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, thể hiện sự trân trọng người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Mỗi khi đọc bài thơ “Bánh trôi nước” người đọc lại cảm nhận được hơi thở trong ca dao , những vần thơ của bà gần với ca dao than thân . Ta đã từng nghe rất nhiều như:

– Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi , biết tấp và đâu?

Hay

– Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Có lẽ Hồ Xuân Hương nếu như còn chắc nhà thơ cũng mỉm cười khi nhìn thấy ở xã hội ngày nay người phụ nữ đã có nhiều công bằng hơn xưa họ được học tập, được làm việc và được coi trọng như nam giới.

Có thể khẳng định rằng bài thơ” Bánh trôi nước” với cách lựa chọn đề tài giản dị gần gũi nhưng giá trị ý nghĩa thật sâu sắc. Từ thế kỉ 18 mà Xuân Hương đã thể hiện một cái nhìn nhân văn đối vời người phụ nữ. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và cảm thông cuộc đời bao vất vả chìm nổi của họ đồng thời phê phán xã hội cũ bất công với người phụ nữ.

Ngày nay, chúng ta đag sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ cũng được đề cao và coi trọng.Người phụ nữ giữ vị trí cao trong xã hội , nắm giữ quyền hành cao trong các cơ quan hành chính. Hơn thế, người phụ nữ còn chủ động về kinh tế, có tiếng nói trong xã hội Cùng với đó, người phụ nữ trở thành con người toàn diện : giỏi việc nước, đảm việc nhà.Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đây những số phậncủa người phụ nữ phải chịu bất hạnh trong cuộc sống.Nhìn lại thực trạng ấy ta thấy thơ Hồ Xuân Hương vẫn còn nguyên giá trị và sức sống.Đọc thơ Xuân Hương, chúng ta không chỉ đồng cảm, sẻ chia mà còn để chiêm nghiệm và suy ngẫm.

Tóm lại bài thơ “Bánh trôi nước “ của Hồ Xuân Hương là một bài thơ hay và hấp dẫn .Tác phẩm đã bày tốt cảm xúc xót thương cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ ,đồng thời ca ngợi vẻ đẹp cùng phẩm chất cao đẹp của họ. Bài thơ sẽ còn mãi trong lòng mọi người bởi giá trị nhân đạo sâu sắc đó.

Chúc bạn học tốt!

Văn bản lớp 7 BÀI: CA DAO QUẢNG NAM VỀ TÌNH BẠN (H.D.Đ.THÊM) VĂN BẢN BÀI 1: Chiều chiều con quốc(1) kêu la Bạn ơi, ớ bạn dứt ngãi(2) ta sao đành. BÀI 2: Chiều chiều mang giỏ hái dâu Ghé thăm bạn cũ nhức đầu bớt chưa. Chú thích: 1. Con quốc: còn có tên khác là chim cuốc, chim đỗ quyên - loài chim nhỏ, hơi giống ga, sống ở bờ bụi nước, có tiếng kêu cuốc cuốc, thường kêu vào mùa...
Đọc tiếp

Văn bản lớp 7

BÀI: CA DAO QUẢNG NAM VỀ TÌNH BẠN (H.D.Đ.THÊM)

VĂN BẢN

BÀI 1:

Chiều chiều con quốc(1) kêu la

Bạn ơi, ớ bạn dứt ngãi(2) ta sao đành.

BÀI 2:

Chiều chiều mang giỏ hái dâu

Ghé thăm bạn cũ nhức đầu bớt chưa.

Chú thích:

1. Con quốc: còn có tên khác là chim cuốc, chim đỗ quyên - loài chim nhỏ, hơi giống ga, sống ở bờ bụi nước, có tiếng kêu cuốc cuốc, thường kêu vào mùa hè.

2. Ngãi: nghĩa, tình nghĩa.

3.Mô típ : mô ( mode: chế độ); típ (type: kiểu); là từ Hán -Việt; nói về thứ gì đó có kiểu mà ta hay gặp lại nhiều lần.

ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN:

1. Em còn bắt gặp mô típ(3) "chiều chiều" trong những ca dao nào? Sự lặp lại mô típ trong hai bài ca dao đất Quảng có bị xem là một hạn chế không?

2. Hãy chỉ ra điểm giốngkhác nhau của hai bài ca dao về nghệ thuật nội dung.

Ghi nhớ:

Ca dao Quảng Nam là tiếng nói tâm hồn của người dân Quảng Nam. Qua hai bài ca dao, ta cảm nhận được tình nghĩa bạn bè chân thành, sâu đậm của con người xứ Quảng.

1

Trâm hỏi bài này à. Thương cx định hỏi. Cs ai trả lời ko. Trả lời giúp Trâm Trương đi

11 tháng 1 2018

Mi cx tham gia Hoc24h lun hà!!??

THƠ VĂN LÝ - TRẦN. Câu 1. Cách đưa tin chiến thắng trong bài thơ có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại sử dụng cách đó? ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ). Câu 2. Hai câu cuối tác giả gửi gắm điều gì? Qua đó, em có nhận xét gì về tầm tư tưởng của tác giả. ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ). Câu 3. Tìm...
Đọc tiếp

THƠ VĂN LÝ - TRẦN.

Câu 1. Cách đưa tin chiến thắng trong bài thơ có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại sử dụng cách đó? ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ).

Câu 2. Hai câu cuối tác giả gửi gắm điều gì? Qua đó, em có nhận xét gì về tầm tư tưởng của tác giả. ( Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải ).

Câu 3. Tìm nét gần gũi, tương đồng của các câu sau với các bài thơ đã học. ( Các bài Nam quốc sơn hà, Phò giá về Kinh, .... các bài thơ ở thời Lý - Trần ).

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

CÁC BẠN ƠI! GIÚP ME VỚI! MAI ME NỘP RỒI. LÀM ƠN!

0