Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình.
- Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".
- Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình.
- Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".
- Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.
Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
Như vậy sở dĩ có loạn lạc vì triều đình không cai quản được đất nước, tựa như rắn mất đầu vậy ---> loạn ---> để ra đời một Đinh Bộ Lĩnh kiệt xuất và Kinh đô Thăng long của chúng ta sau này.
Phong trào Tây Sơn được gọi là phong trào áo vải cờ đào một phần cũng là do vua Quang Trung được gọi là anh hùng áo vải. Những anh hùng xuất thân từ trong một quân đội (có sẵn) thì không được kể là anh hùng áo vải. Anh hùng áo vải là người đã dấy lên từ hai tay trắng, tự thành lập quân đội, khi ra chiến trường khi không mặc áo giáp ... Nguyễn Huệ hay Lê Lợi là những người như thế.
==> Phong trào Tây Sơn được gọi là phong trào áo vải cờ đào
cac ban hay tra loi cau hoi nay giuy minh nhe!cam on cac ban nhieu!
Câu 1:
Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13 tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.
Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: "Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế", qua đó cho thấy người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.
Câu 2:
Di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (đền quan Trạng, đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vị Trạng nguyên triều Mạc Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (Cổ Am, Vĩnh bảo, Hải Phòng). Thân mẫu của ông là người tinh tường địa lý, thiên văn, tướng số. Ông được thân mẫu đào tạo ngay từ nhỏ để thành tài.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào thời Hồng Đức, nhưng khi 8, 9 tuổi thì cũng là lúc vua Lê Thánh Tông băng hà. Cái nạn tranh giành xâu xé của các vương, hầu triều Lê cũng từ đấy tái diễn và càng ngày càng trở nên quyết liệt. Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Định, mặc dù có tài, văn chương chữ nghĩa bề bề nhưng cũng chỉ đứng bên lề thế cuộc, chứ không đua chen cào chốn danh lợi quan trường. Mọi sự quan tâm của họ là đổ dồn vào việc nuôi nấng, dạy dỗ cho con cái nên người - để dùng vào lúc khác chứ không phải lúc này, còn ngoài ra, là hưởng cái thú điền viên của nơi thôn dã. Và có lẽ, chính cách ứng xử ấy của cha mẹ, đã ảnh hưởng và làm nên cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau.
Tương truyền, khi mới sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có thiên tư đĩnh ngộ. Chưa đầy năm mà đã biết nói. Còn 4, 5 tuổi thì đã biết đọc sách và đối đáp linh hoạt. Một hôm ông Văn Định ngồi đùa với con, ngâm rằng: “Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung”, chẳng ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ứng khẩu đối luôn: “Vin tay tiên, Hốt hốt rung”. Ông Văn Định mừng lắm, đem chuyện ấy khoe với vợ, nhưng bà lại bực tức mà bảo: “Trăng là cái tượng của kẻ bề tôi, sao ông lại đi dạy cho con cái như thế?”.
Lúc còn nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm học chữ với cha mẹ nhưng khi trưởng thành thì vào Hoằng Hoá - Thanh Hoá theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng - một vị danh sĩ nổi tiếng đương thời. Ngoài việc học văn chương chữ nghĩa và kinh sử ra, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được thầy dạy cho sách “Thái ất thần kinh” - giải thích các lý lẽ huyền bí của đất, trời và vạn vật. Có lẽ chính vì vậy - do được mẹ và thầy chỉ bảo cùng sự nỗ lực của bản thân, mà về sau, ngoài hàng ngàn bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã để lại nhiều bài sấm ký và câu chuyện, nói lên tài tiên đoán các việc như “thần”, xứng đáng để người đời ngưỡng mộ và truyền tụng.
Tuy nhiên, so với các vị danh sĩ khác, con đường công danh sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm kể ra thì cũng muộn mằn. Nếu tính từ năm Nguyễn Bỉnh Khiêm 18 tuổi (là tuổi bắt đầu trưởng thành) đến năm 45 tuổi (là lúc ông đã đỗ Hội nguyên rồi Đình nguyên, Trạng nguyên) - thì trong khoảng 27 năm ấy, sau Lê Hiến Tông, có tới 7 vị vua nữa thay nhau “ngự” trên ngai vàng (triều Lê: 5, triều Mạc: 2). Đất nước loạn lạc. Trong triều ngoài nội, các vụ thảm sát, đánh giết nhau xảy ra liên miên.
Trong hoàn cảnh ấy, mặc dù hay chữ nhưng cũng như cha mẹ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không chọn cho mình con đường “dấn thân” mà lại sống cuộc đời “ẩn dật” - đứng nhìn thời cuộc. Chỉ đến khi nhà Mạc chính vị đã vững vàng, thì theo lời khuyên của mọi người, ông mới đi thi và nhập thế, khi tuổi đã 45. Sau khi đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan với nhà Mạc, vài năm sau tới chức Tả thị lang bộ Lại, Đông các Đại học sĩ triều thứ hai - Mạc Đăng Doanh. Nhưng chỉ được 8 năm, thì ông lại xin về trí sĩ. Tuy nhiên, vua Mạc vẫn hay cho người lui tới thăm viếng và hỏi han các việc, rồi phong cho ông tước Trình tuyền hầu. Vài năm sau, lại mời ông tham gia triều chính - làm Thượng thư bộ Lại, tước Trình quốc công. Về sau, dân chúng các thời thường gọi ông là Trạng Trình - do đã căn cứ vào tước phong của triều Mạc.
Sau lần về hưu thứ nhất, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng một am nhỏ ở bên trái làng, gọi là am Bạch Vân, làm thơ và sống cuộc đời nhàn tản - dân chúng gọi ông là “Bạch Vân cư sĩ”. Còn sau lần về hưu thứ hai, ông dựng quán Trung Tân ở ngay giữa đồng làng, làm nơi mọi người đi về nghỉ ngơi và đàm đạo. Ông cũng mở trường dạy học - học trò theo học rất đông, tương truyền có tới 3000 người, mà trong số đó có những người nổi tiếng như: Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Lương Hữu Khánh v.v...
đời Mạc Thái Tông, thời thịnh trị và vương đạo nhất của nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi và đỗ Trạng Nguyên năm 44 tuổi, được bổ nhiệm làm Đông Các Hiệu Thư (chuyên việc soạn thảo, chỉnh sửa chữa các văn thư của triều đình), sau đó giữ nhiều chức vụ như Tả Thị Lang bộ Hình, Tả Thị Lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Được phong tước Trình Tuyền Hầu, sau đó thăng lên Trình Quốc Công nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.
Vì cụ là trạng nguyên!