Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:
– Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
– Lượng bay hơi nước.
– Nhiệt độ môi trường không khí.
– Lượng mưa.
– Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).
– Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.
Câu 1 :
Mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh có quá trình hình thành khác nhau:
- Mỏ nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành trong quá trình phun trào mác ma (núi lửa), hoặc do mác ma được đẩy lên gần bề mặt đất. Vì thế, chúng thường ở những nơi có đá mác ma lộ ra ngoài mặt đất hoặc ở gần mặt đất.
- Mỏ ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do sự lắng đọng vật chất ở những chỗ trũng hoặc do phong hoá đá xảy ra trong thời gian dài ở trên bề mặt đất. Vì vậy, chúng có quan hệ nhiều với loại đá trầm tích và thường có trong các lớp đá trầm tích.
Câu 2 :
* TB tháng
- Lấy lượng mưa của từng tháng trog năm cộng lại rồi chia cho 12
* TB năm
- Lấy lượng mưa của từng năm cộng lại rồi chia cho số năm
P/s : Câu 2 ko chắc nx , mk quên hết rồi @@
Bn đừng nên đăng các câu hỏi linh tinh không liên quan đến bài học nhé!
Mìk mong bn sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. Chúc bn học tốt.
Người ta nói sông ngòi có giá trị với nông ,công nghiệp và giao thông vận tải,du lịch vì vai trò của sông ngòi chủ hếu là :
+)phát triển nông nghiệp và công nghiệp : nuôi thủy hải sản ,đánh bắt sinh vật biển , xây dựng thủy điện ,.......
+)phát triển về giao thông : đường thủy
+) du lịch : các bãi tắm ,các bãi chợ nổi độc đáo,những nơi tham quan vùng sông nước như :Cà Mau , Vịnh Hạ Long ,....
mình làm không biết có đúng không ,mong bạn góp ý nha !!!!.Thank nhiều !!!!!
Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
+Tầng đổi lưu ở gần mặt đất nhất Không khí trong tầng này luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, đã sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp... Nhiệt độ trong tầng này
+Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên Trái Đất và một số hành tinh.Tầng bình lưu nằm ngay phía trên tầng đối lưu và ở phía dưới của tầng trung lưu. Ranh giới trên cùng của tầng này gọi là ranh giới bình lưu.giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,6°c khi lên cao 100m.
+Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống
Các tầng khí quyển:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần
b.Thủy triều:-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
-Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
c.Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân chủ yếu là do các
loại gió thổi thường xuyên ở Trái
Đất như gió tín phong và gió Tây
ôn Đới....
Các dòng biển có ảnh hưởng
rất lớn đến khí hậu các vùng ven
biển mà chúng chảy qua
Sự vận động của nước biển và đại dương
Có 3 sự vận động chính:
a. Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém:
.Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
.Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
c. Các dòng biển
– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
– Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.
Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 23°c.
- Cách tính: Lấy nhiệt độ của ba lần đo, cộng lại rồi chia trung bình sẽ tính được nhiệt độ trung bình ngày:
(20 °c + 24 °c + 22 °c)/3 = 23°c
Khoáng sản được phân làm 3 loại:
+Khoáng sản năng lượng ( VD: dầu mỏ,hơi đốt,than,...)
+Khoáng sản kim loại (VD: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý ,...)
+Khoáng sản phi kim loại ( VD:dựng như đá vôi, cát, đất sét ....; đá xây dựng như đá hoa cương ...; các khoáng sản phi kim khác)
Phân loại khoáng sản :
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…
Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.
Thank you !