Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách thích nghi của thực vật:
- Lá cây: biến thành gai hay lá bọc sáp
- Thân cây: dự trữ nước trong thân
- Rễ cây: to và dài để có thể hút được nước dưới sâu
Cách thích nghi của động vật
- Ăn, uống: bọ sát và côn trùng kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà, đà điểu,... chịu đói, khát và đi xa tìm thức ăn nước uống
- Ngủ,nghỉ: sống vùi mình trong cát hoặc ttrong các hốc đá
- Di chuyển: kiếm ăn vào ban đêm hoặc đi xa để kiếm ăn
Nguyên nhân hình thành hoang mạc ở châu Phi:
- Nằm giữa 2 chí tuyến
- Các dòng biển lạnh chảy xung quanh lục địa
- Các khối núi lớn nằm chắn ngang lục địa với biển các khối khí nóng sẽ không tràn vào được ít mưa
- Và cũng do các khối núi xung quanh làm cho các đợt gió không tràn sâu vào lục địa được
Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.
Khái quát tự nhiên
Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ. Diện tích : hơn 20,5 triệu km²
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
– Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.
+ Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.
+ Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.
– Khí hậu, Thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây.
b. Khu vực Nam Mĩ
– Hệ thống núi trẻ An-đét phía Tây.
+ Cao đồ sộ nhất châu Mĩ, trung bình 3000-5000m, xen kẻ giữa núi là các cao nguyên và thung lũng (cao nguyên An-đét).
+ Thiên nhiên phân hoá phức tạp:
– Các đồng bằng ở giữa: Ô-ri-nô-cô, Pam-pa, La-pha-ta A-ma-zôn (rộng nhất thế giới)
– Sơn nguyên phía Tây: Bra-xin, Guy-a-na.
Trả lời:
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
Chúc bạn học tốt!
Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
- Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.
-Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn
-Các hoang mạc không được cấu tạo bởi cát khác thì bao gồm chủ yếu là các đá gốc, đất khô, và nhiều dạng địa hình khác chịu ảnh hưởng bởi dòng nước như các nón phõng vật, các hố sụt, các hồ tạm thời hoặc vĩnh cửu, và các ốc đảo
-Thực vật: Nhiều loài thực vật sa mạc đã làm giảm kích thước của lá hoặc bỏ chúng hoàn toàn. Một số thực vật sa mạc sinh hạt nằm ngủ trong đất cho đến khi có điều kiện phát triển khi có mưa. Các loài cây hàng năm như vậy phát triển với tốc độ rất nhanh và có thể ra hoa và kết hạt chỉ trong vòng vài tuần, nhằm hoàn thành vòng đời phát triển của chúng trước khi nước bị khô cạn. Đối với các loài cây lâu năm, sự sinh sản có nhiều khả năng thành công hơn nếu hạt nảy mầm ở một vị trí bóng râm, nhưng không quá gần với cây mẹ vì có sự cạnh tranh với nó
-Động vật: Động vật muốn tồn tại thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng, thứ hai là khả năng trữ nước, vì khi mất nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng phải chết. Những loài động vật sa mạc phải đối chọi với hai khó khăn chính giữ thân nhiệt không quá nóng và giữ đủ nước (độ ẩm). Động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong hang cát. Các động vật hoang mạc đã phải tiến hoá thích nghi với thời tiết để sinh tồn.
Đặc điểm chính của hoang mạc : Khí hậu hoang rất khô hạn và khắc nghiệt.
- Lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn.
- Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ của ngày và đêm rất lớn, hơn nhiều với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
- Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ.
* Về thực vật và động vật:
- Thực vật cằn cỗi và thưa thớt, động vật rất ít và nghèo ngàn.
-Các loài thực vật, động vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn và khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước trong cơ thể.
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a:
-Địa hình: chia thành 4 khu vực:
+Đồng bằng ven biển, độ cao TB khoảng 100m
+Cao nguyên Tây Ô-xtray-li-a cao TB từ 300-500m
+Đồng bằng trung tâm cao TB khoảng 100-200m
+Dãy Đông Ô-xtray-li-a cao TB từ khoảng 800-1000m
+ địa hình núi cao nhất nằm ở dãy Đông Ô-xtray-li-a với đỉnh Rao-đơ-mao cao khoảng 1500m
-Khí hậu: các loại gió và hướng gió thổi
+Gió Tín phong: đông-nam
+Gió mùa: tây-bắc chủ yếu, ngoài ra còn có hướng đông-bắc
+Gió Tây ôn đới: hướng tây
-Sự phân bố lượng mưa: +mưa khá nhiều ở ven biển phía đông (từ 1000-1500mm/năm)
+trung tâm lục địa mưa khá ít (dưới 250mm)
+ven biển phía tây nam : mưa trung bình (500-1000mm)
-Sự phân bố hoang mạc: chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, kéo dài từ bờ biển phía Tây sang dãy Đông Ô-xtray-li-a
do ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên ở đây quanh năm hầu như 0 mưa và trở thành hoang mạc khô hạn nhất châu lục
Nhìn vào lược đồ hình 41.1 và 41.2 ta thấy dãy dải đất duyên hải phía tây An-đét có dòng biển lạnh chảy qua. Dựa vào kiến thức lớp 6 và lớp 7, ta có thể thấy đa phần những vùng có dòng biển lạnh thì nởi đó sẽ có hoang mạc. Như vậy, ta đã biết câu trả lời cho câu hỏi trên.