K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2017

Chế độ thị tộc mẫu hệ lấy người mẹ làm chủ gia đình vì:

+ Phụ nữ thời bấy giờ chiếm số đông hơn nam giới

+ Lúc này đàn ông ít lao động

+ Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo cuộc sống cho gia đình và thị tộc

+ Đàn ông thường đi săn bắt thú rừng nên ít có mặt ở nhà

4 tháng 1 2017

mẫu có nghĩa là mẹ nên mẹ làm chủ

phụ hệ, phụ có nghĩa là cha nên cha đứng đầu

Mk nghĩ zvui

25 tháng 7 2017

Lịch sử là những đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sửcòn có nghĩa khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.hahahahahaha

24 tháng 7 2017

Một số khái niệm lịch sử

Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.

Định nghĩa ngắn gọn của Ts. Sue Peabod: lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.

Nhà bác học người La Mã Cicéron (106-45 TCN) đưa ra quan điểm:“historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)

Và Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.

Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:

- Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.

- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.

- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.

Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Ts Trần Thị Bích Ngọc giải thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ.

Tham khảo nha bạn

8 tháng 1 2017

Chặng phải bạn ko có sao??

9 tháng 1 2017

Là sao, mình ko hiểu???gianroi

29 tháng 12 2016

tôi thi rồi nè

30 tháng 12 2016

mik thì rồi,nhưng khuyên bạn nè,hok đề cương trường giao đi,mỗi trường ra đề mới khác!OK

22 tháng 4 2017

- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

NHỚ TICK CHO MINK NHAhihi

22 tháng 4 2017

tick cho bạn nè cảm ơn nhiều nha

hihihihihihi

1 tháng 1 2017

Không phải ai cũng biết thuật luyện kim và tự mình đúc được một công cụ bằng đồng . Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón...Số người làm nông nghiệp tăng lên; hơn nữa, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống. Sự phân công lao động trở thành cần thiết. Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.

Chúc bạn luôn luôn học tốt nhak!!!!!haha

30 tháng 12 2016

vì xã hội nguyên thủy tan rã .

mọi người có sự phân chia giàu nghèo.

ngững người nghèo phải làm việc cực khổ nên có sự phân công lao động!

vuivui!!!!!!!!!!!!!!

5 tháng 1 2019

Xin lỗi nha, mình không rảnh ucche

19 tháng 3 2019

bai1:Câu 1a, câu 2b, câu 3d, câu 4d, câu 5a, câu 6c, câu 7d, câu 8d, câu 9c, câu 10a, câu 11c, câu 12d, câu 13b, câu 14c, câu 15c, câu 16a, câu 17b, câu 18b, câu 19c, câu 20 tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

bai 2

cau 1:

Muốn xác định thời gian của nó, chúng ta phải căn cứ vào:

- Thời gian ra đời của tư liệu hiện vật được ghi lại trong sử sách hoặc trên tư liệu hiện vật đó.

- Trang phục hoặc kiến trúc xây dựng,... của những tư liệu, hiện vật đó.

cau2:

- Chúng ta cần thiết biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó vì không phải các Tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu.

- Như vậy, người xưa đã có cách tính thời gian và cách ghi lại thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử

cau 3

- Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm và từ đó nghĩ cách tính thời gian.

- Con người sáng tạo ra cách tính thời gian bằng cách dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên như sáng rồi tối, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh.... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Cơ sở xác định thời gian được bắt đầu từ đấy.

cau4

- Bảng ghi "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" có những đơn vị thời gian là: Ngày, tháng, năm và có hai loại lịch là Âm lịch và Dương lịch

- Ngày 2-1 Mậu Tuất (tính theo Âm lịch), tức là ngày 7-2-1418 (tính theo Dương lịch) đã diễn ra sự kiện Khởi nghĩa Lam Sơn

cau 5

- Người phương Đông đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Âm lịch.

- Người phương Tây đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trời xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Dương lịch.

cau 6

Thời xưa, thế giới chưa có chung một thứ lịch. Các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc,.... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách tính riêng. Trung Quốc thì thêm tháng nhuận, Ai Cập thì thêm 5 ngày đầu năm. Người phương Tây, đặc biệt người Rô-ma cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày (tháng 2 thêm 1 ngày)

cau 7

Thế giới rất cần một thứ lịch chung thống nhất vì xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu hợp tác giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng, nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra và đó là Công lịch.

* Công lịch:

- Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.

- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-su (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)

cau 8

- Một ngày có 24 giờ

- Một tháng có 30 hoặc 31 ngày

- Một năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận có thêm 1 ngày (có 366) ngày.

- 100 năm là một thế kỉ

- 1000 năm là một thiên niên kỉ

cau 9

Năm hiện tại là năm 2013 thuộc thế kỉ XXI, vậy khoảng cách thời gian so với sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK là:

- Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II (TCN), Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay là 2.192 năm

- Năm 111 (TCN), nhà Hán chiếm Âu Lạc, cách ngày nay là 2.124 năm

- Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách ngày nay là 1.973 năm

- Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu, cách ngày nay là 1.765 năm

- Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí, cách ngày nay là 1.471 năm

cau10

Trả lời:

Năm 1000 TCN cách ngày nay 3013 năm, ta lấy năm 1000TCN cộng với năm Công nguyên 1000 + 2013 = 3013 năm

Sơ đồ thời gian biểu diễn thời gian:

Cách tính thời gian trong lịch sử

cau 11

- Hiện vật đó đã nằm dưới đất là: 1000TCN + 1995 = 2995 năm

- Hiện vật đó đã nằm dưới đất: 2995 năm

Sơ đồ thời gian của hiện vật đó:

Cách tính thời gian trong lịch sử

cau 12

- Người ta đã phát hiện nó vào năm: 3877 - 1885 = 1992

Hiện vật đó được phát hiện vào năm 1992

cau 13

Bởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ... chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.

31 tháng 8 2017

1.Vì trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

2.Hai Bà Trưng sau khi lên ngôi đã xá thuế cho dân 2 năm liền,lập lại triều đình

3.Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

31 tháng 8 2017

Vì sao lại nói : trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?

Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

28 tháng 3 2017

Sau 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán của mình vì ở thời đó, chỉ có những người giàu cớ mới được đi học còn những người nghèo không được đi học

Đó là những phong tục nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày,...

28 tháng 3 2017

-1 số phong tục: ăn trầu, xăm..

-Thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc ta ko thể tiêu diệt được.

21 tháng 2 2017

- Hai Bà Trưng :

+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

22 tháng 2 2017

hihihihihihi