K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2023

Đoạn văn bản này liên quan đến lý do tại sao Hồ Chí Minh đề nghị thả dù cho người đọc Tuyên ngôn Độc lập. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã viết rằng "Tôi đề nghị các chính quyền đồng ý với phương án thả dù, để cho các nhà báo, các cán bộ chính quyền và các nhà hoạt động độc lập có thể đến với chúng tZôi và xác minh các thông tin về chúng tôi." Hồ Chí Minh muốn thả dù để cho các nhà báo và cán bộ chính quyền có thể đến Việt Nam để xác minh thông tin và thấy rõ sự kiện trên địa phương, từ đó cung cấp thông tin chính xác hơn cho thế giới biết về tình hình Việt Nam.

Zzz 🐇

\(thozz\)

6 tháng 12 2023

Nãy do lúc viết ko để ý nên bị sai từ'' tZôi'' sửa thành ''tôi'' nhé.

28 tháng 2 2018

Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19.[3][4] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940.[5] Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh có cơ hội lớn để chiến thắng. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[6] Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.[6]. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập[6] và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuối tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày “Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam” của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các con chiến hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.

28 tháng 2 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Về giá trị bản Tuyên ngôn, Trần Dân Tiên viết: “Sau khi đọc bản thảo cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến họ (đây là một thói quen của Cụ Hồ hỏi ý kiến để người khác phê bình công việc mình làm), Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói trong đời Cụ, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy.

Thật vậy, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho hội nghị Vécxây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và chương trình Việt Minh mà Cụ Hồ đã viết năm 1941. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản Tuyên ngôn khác của tiền bối như các cụ Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn tám mươi năm nay.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là hoa là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể và quân thù chuyên chế và chế độ thực dân áp bức.

Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hoà.”

(Trích sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).

13 tháng 12 2022

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-ve-ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-ho-chi-minh-a95351.html#ixzz7nM2cxXRW

13 tháng 12 2022

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

 

12 tháng 6 2019

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Đã 74 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Văn bản thuật lại các sự kiện trong quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

- Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.

ĐỀ LUYỆN SỐ 1Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn. (2) Ngày...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn. (2) Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. (3) 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít-tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Trích Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập - Bùi Đình Phong)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích trên thuật lại sự việc gì và theo trình tự nào?
Câu 3. Vị ngữ trong câu sau là loại cụm từ gì? Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong
Câu 4. Em hãy kể những việc mà gia đình em và người thân đã làm vào ngày Quốc khánh?

1
14 tháng 1 2022

Câu 1. phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là tự xự