K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).

Những kết quả đạt được:

  • Về kinh tế:
    • Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng.
    • Năm 1950, công nghiệp tăng 73%.
    • Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng
    • Nông nghiệp vượt trước chiến tranh (1939).
  • Về khoa học – kĩ thuật:
    • Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
12 tháng 7 2018

1.

- Sử dụng BPNT: so sánh

- Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

2.

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

22 tháng 7 2018

Hậu quả, mình nêu hậu quả thôi nhé :v

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)

11 tháng 8 2021

còn cái nịt

15 tháng 11 2018

Điều An muốn biết là địa điểm học bơi cụ thể

- Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung hiển nhiên bơi (dưới nước), không có lượng tin cần thiết đáp ứng nhu cầu người đối thoại

→ Cần chú ý nói đủ nội dung khi giao tiếp

13 tháng 2 2022

Tham khảo

– Học đối phó là gì?

Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

undefined

13 tháng 2 2022

Tham khảo

– Học đối phó là gì?

Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu .

undefined

 

 

6 tháng 4 2019

a, Liên kết câu: trường học- trường học (phép lặp)

- Liên kết đoạn: trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến- như thế (phép thế)

9 tháng 11 2018

Tin Học nha mn

9 tháng 11 2018

bon thich nhiều lắm

10 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" chính là câu nói phổ biến và quen thuộc nhất ở mọi trường học, cơ sở giáo dục của VN. "Tiên" là trước, là đầu tiên, là thứ cần ưu tiên. "Hậu" là sau, là thứ hai. "Lễ" là những phép tắc ứng xử đạo đức cơ bản, là phép đối nhân xử thế. Còn "văn"là những kiến thức văn hóa tại nhà trường. Vì vậy, câu nói này khẳng định việc con người cần phải ưu tiên những phép ứng xử, phép tắc cơ bản trước việc học văn hóa. Ta cần hiểu và nắm được những phép ứng xử kính trên nhường dưới, hòa nhã, lịch sử và đúng mực với những người xung quanh. Ở nhà, thì chúng ta là con ngoan, hiếu thảo với ông bà bố mẹ. Ở trường thì chúng ta hành xử như những học trò ngoan, hòa nhã với bạn bè, kính trọng thầy cô. Ở ngoài đời sống thì chúng ta cần hành xử như những công dân văn minh, lịch sự: nhường ghế trên xe buýt, không khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không nói tục chửi bậy, không chen lấn xô đẩy,... Nhờ cách hành xử này mà chúng ta mới tự định hình nhân cách, trở thành những con người có nền tảng sẵn sàng cho học vấn. Từ đây, ta mới có thể sẵn sàng cho việc học những tri thức văn hóa tại trường lớp. Nếu như con người có nhiều kiến thức nhưng không có đạo đức, không có ứng xử chuẩn mực thì đó sẽ là con người vô dụng, giống như Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là đồ bỏ đi"(Lời dẫn TT) vậy. Tại Nhật Bản, việc học ứng xử phép tắc của trẻ em Nhật Bản được áp dụng và ưu tiên hàng đầu. Tóm lại, câu nói truyền tải thông điệp về việc cần ưu tiên học những lễ nghi, phép ứng xử trước những tri thức văn hóa. 

13 tháng 10 2016

Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em đã từng bước được nâng lên. Tuy vậy, qua sự phản ánh của báo chí và qua các kết quả khảo sát, điều tra thì có thể nói hiện nay tình trạng trẻ em thiếu sự quan tâm, bị xúc phạm, xâm hại, trừng phạt, bạo lực, bóc lột… hiện vẫn đang ở mức cao và càng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Điều đáng lo lắng là những hiện tượng này diễn ra không chỉ trong môi trường xã hội mà còn ở ngay trong chính gia đình của các em. Nói cách khác, trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được an toàn ngay trong nhà mình, quyền của trẻ em chưa được chính các bậc cha mẹ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Tất nhiên, khi trẻ em bị mất an toàn (cả về thể xác, cả về tinh thần) ngay trong nhà mình thì lỗi trước tiên phải thuộc về cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Có thể kể ra đây một số nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế trong ý thức của gia đình đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thứ nhất, đó là do một số quan niệm mang nặng tư tưởng phong kiến còn khá phổ biến như: coi con cái là “sở hữu” của cha mẹ, cha mẹ yêu cầu gì, ép buộc gì con cái cũng phải răm rắp theo, không được bày tỏ ý kiến; quan niệm dạy con là việc riêng của từng gia đình, không ai bên ngoài có quyền góp ý hay can thiệp; nhiều gia đình áp dụng phương pháp “yêu cho roi cho vọt” đối với con; hà khắc với trẻ em gái vì cho rằng “con gái là con người ta”… Chính vì những quan niệm bảo thủ, phong kiến nặng nề này mà trong không ít gia đình, trẻ em đã phải chịu đựng bạo hành về thể xác và tinh thần; ý kiến của các em không được cha mẹ tôn trọng, danh dự bị xúc phạm… Hậu quả là không ít em đã có những hành động dại dột, rất thương tâm; nhiều em bỏ nhà đi lang thang, rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội. Nói cách khác là những em này đã bị chính cha mẹ mình đẩy vào nhóm có nguy cơ trở thành trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

13 tháng 10 2016
"Trẻ em như búp trên cành" - Mọi trẻ em trên thế giới đều cần được che chở và bảo vệ thế nhưng ở một góc nào đó của xã hội vẫn còn những đứa trẻ là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, thất học, nghèo đói, bệnh tật và cả phân biệt chủng tộc. Nhận thức được thực trạng đó, Đảng - Nhà nước và cộng đồng cần ra sức đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đảm bảo cho "tương lai thế giới" được học, được vui chơi và được phát triển. Đó không chỉ là những bộ luật, những hoạt động phúc lợi mà hơn hết đó còn là những tình cảm là sự quan tâm của mọi tầng lớp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.