K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2019

Gợi ý

- Lời của anh thanh nhiên ở trạm khí tượng thủy văn

Được nói ra trong hoàn cảnh: anh đang kể cho ông họa sĩ về công việc của mình.

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: nhiều khó khăn

+ Sống: một mình trên đỉnh núi cao (cả mưa tuyết, gió tuyết)

+ Công việc: “nửa đêm phải chui ra khỏi chăn, xách đèn ra vườn” để lấy những con số đo mưa, đo nắng, đo gió… phục vụ công việc dự báo thời tiết.

-> Sống trong nỗi cô đơn và hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống.

-> Công việc vất vả, nhiều gian khổ.

- Điểm đặc biệt trong hoàn cảnh sống và làm việc cuả anh thanh niên:

+ Hoàn cảnh sống: Cô độc, một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Sống trong nỗi cô đơn thường trực nên lúc nào anh cũng có cảm giác thèm người.

+ Công việc: đòi hỏi lòng kiên trì, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ và chính xác.

- Điều giúp anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ:

+ Biết làm chủ mình sống có ích cho đời:

• Nhờ anh phát hiện một đám mây khô mà không quân của ta hạ được bao nhiêu phản lực “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”.

• Anh đã vượt qua cái mà con người ta không dễ vượt qua: đang sức ăn sức ngủ mà phải thức dậy đúng lúc một giờ sáng thì chỉ muốn với tay tắt đồng hồ báo thức đi.

• Tạo một thứ thiên đường cho hoàn cảnh sống: nơi ăn ở ngăn nắp gọn gàng, có vườn hoa, nuôi gà…

+ Ý thức sâu sắc về công việc mình làm, say mê yêu nghề, tìm được niềm vui trong công việc:

“Khi ta làm việc ta với công việc là đôi…huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia”

“Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”

-> Mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm tình yêu con người, cuộc sống, yêu mến và tự hào mảnh đất mình đang sống.

->Anh thanh niên cán bộ khí tượng thuỷ văn tiểu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ.

Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

 

“ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”

                                         (Ngữ văn 9 - tập I)

Câu 1( 2.0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?

      Câu 2( 2.0 điểm):

a)Câu văn “  Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện những biện pháp tu từ đó?Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn?

b)Tìm bốn từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết nêu từ toàn dân tương ứng?

0
Cho đoạn văn sau: ... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: ... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung". Câu 1: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá và nêu tác dụng ? Câu 2: Dựa vào những hiểu biết về truyện ngắn và nhân vật em vừa tìm ( là anh thanh niên), hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 - 12 câu nêu suy nghĩ của em về phong cách sống của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý một câu phủ định và 1 từ láy (gạch chân, chú thích rõ)

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:[...] Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắtđi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào àoxô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thìgiống...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt
đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào
xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì
giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...Những lúc im
lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại
được.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định và chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Cái lặng im
lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát
chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...”.
Câu 3. Đoạn văn giúp em hiểu gì về nhân vật được nói đến trong đoạn trích?

0
10 tháng 1 2022

?

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được." a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b, Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên. Qua trường từ vựng đó, em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? c, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..."

1
31 tháng 3 2022

a, Trích trong văn bản ''Lặng lẽ Sapa'' của Nguyễn Thành Long.

b, Các từ ngữ thuộc TTV thời tiết: rét, mưa, tuyết, lạnh cóng.

c, BPTT: So sánh

Tác dụng: Giúp cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh

Cho thấy sự khắc nghiệt của thời tiết và sự vắng vẻ đến đáng sợ của trời đêm giá rét. 

15 tháng 4 2021

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.

- Tác dụng:

+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết.

+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…

+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn.

15 tháng 4 2021

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.

- Tác dụng:

+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết.

+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…

+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn

Đề 1: Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đẩy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chi muốn đưa tay tắt di. Chui ra khỏi chặn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cải lặng im...
Đọc tiếp

Đề 1: Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đẩy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chi muốn đưa tay tắt di. Chui ra khỏi chặn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ; nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chối lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...Những lúc im lặng lạnh công mà lại hùng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được." (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9,tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)

Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Xét theocâu ngữ pháp thì câu: “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.

Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.

0