K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

Tuyến tụy có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các kích thích tố glucagon và insulin. Trong đố, insulin có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, làm giảm hàm lượng đường có trong máu và cho phép những tế bào của cơ thể có thể sử dụng glucose để phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau.

* Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

11 tháng 5 2022

- Chức năng của tuyến tụy:

+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp biến đổi thức ăn trong ruột non .

+ Chức năng nội tiết: Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy để tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu .

- Ở người mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu có thể lên đến 4% - 5% là:

Tham khảo:

+ Do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy

+ Lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong nhiều máu

 - Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người:

+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường

+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo

+ Tăng cường ăn cá
+ Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ

+ Uống đủ nước mỗi ngày

+ Tập thể dục rèn luyện sức khỏe

+ Bổ sung vitamin D

+ Bổ sung thêm ngũ cốc

+ Duy trì cân nặng hợp lí

+ Hạn chế các thực phẩm ăn nhanh

+ Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột

 

25 tháng 7 2021

Tham khảo:

- Nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

- Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng các

-​ Các biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Biến chứng mắt. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. ...Biến chứng về tim mạch. ...Biến chứng về thần kinh. ...Biến chứng về thận. ...Hạ đường huyết. ...Hôn mê                
6 tháng 5 2021

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao ​ kích thích tế bào β ​ tiết hoocmon insulin  ​phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ đường trong máu giảm xuống.

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm  kích thích tế bào α ​tiết hoocmon glucagon  ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose  đường trong máu tăng lên.

  Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm). 

Bệnh tiểu đường do hàm lượng đường trong máu cao làm cho thận không hấp thụ hết nên đi tiểu tháo ra đường.

     Nguyên nhân do tế bào β​ rối loạn không tiết hoocmon insulin hoặc do tế bào gan, cơ không tiếp nhận insulin. 

     Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.   

Bệnh hạ đường huyết do hàm lượng đường trong máu giảm do tế bào α không tiết hoocmon glucagon.

23 tháng 6 2020

Vì isulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm hạ đường huyết, mà tuyến tụy bị rối loạn nên isulin tiết ra không đủ để chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen dự trữ ở gan và cơ. Vì vậy glucôzơ bị thừa và được thải ra ngoài qua hệ bài tiết nên sẽ dễ gây bệnh tiểu đường.

Câu 3

Ý 1

- Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao ​vì vậy kích thích tế bào β nên ​tiết hoocmon insulin nên ​phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ \(\Rightarrow\)​đường trong máu giảm xuống.

- Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm \(\Rightarrow\) kích thích tế bào α \(\Rightarrow\)​tiết hoocmon glucagon \(\Rightarrow\) ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose \(\Rightarrow\)đường trong máu tăng lên.

\(\Rightarrow\)Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 

Ý 2

- Ở nữ thì là  hormone estrogen.

- Ở nam thì là Testosterone .

Ý 3 

*Hormone estrogen

- Làm  tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung. Nó làm tăng kích thước của nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme.

- Giúp kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp.

* Testosterone

- Testosterone có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương

22 tháng 11 2021

THAM KHẢO:

Câu 1: Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ glucôzơ trong máu luôn vượt mức bình thường, quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo đường nước tiểu

Có 2 cơ chế chính làm phát sinh bệnh tiểu đường ở người :

- Cơ chế 1 : Các tế bào của vùng đảo tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao 

- Cơ chế 2 : Insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng không được các tế bào tiếp nhận hoặc insulin bị mất hoạt tính và hiện tượng này cũng làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao 

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ glucôzơ trong máu luôn vượt mức bình thường, quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo đường nước tiểu

Có 2 cơ chế chính làm phát sinh bệnh tiểu đường ở người :

- Cơ chế 1 : Các tế bào của vùng đảo tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao 

- Cơ chế 2 : Insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng không được các tế bào tiếp nhận hoặc insulin bị mất hoạt tính và hiện tượng này cũng làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao 

23 tháng 4 2018

Đáp án : B.