K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2023

Bé nhà e chưa hiểu bài toán đố đề số 2 bố mẹ đưa hai chị .... ôn tập kỳ 1 toán lớp 4 muốn nghe bài giảng của giáo viên giúp bé hiểu thì có bài giảng ko. E cám ơn

13 tháng 9 2024

Vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với sự phát triển của quê hương, đất nước là vô cùng to lớn. Trong chiến tranh, tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước và giữ nước, là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, sẵn sàng xả thân vì đất nước mà không sợ khó khăn, thử thách. Là những người may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng ta cần phải biết trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, có ước mơ và kế hoạch cụ thể trong tương lai, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng. Là học sinh, chúng ta cần ra sức học tập để có nguồn kiến thức cần thiết, phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Trách nhiệm của tuổi trẻ ở thời chiến hay thời bình tuy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người cần có ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân từ sớm, góp phần phát triển xã hội ngày càng vững mạnh.

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. "Đại cáo Bình Ngô" chính là một kiệt tác như thế. Không những là áng "thiên cổ hùng văn" của Nguyễn Trãi, "Đại cáo Bình Ngô" còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.

Tuyên ngôn độc lập được hiểu là văn bản dùng để tuyên bố, khẳng định nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, đặc biệt là sau khi quốc gia ấy vừa giành chiến thắng trong cuộc chống sự xâm lược của ngoại bang. Tại sao có thể khẳng định Đại cáo Bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập? Điều kiện đầu tiên để một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập là hoàn cảnh ra đời phải là trong hoặc sau một cuộc chiến. Đồng thời đảm bảo yếu tố khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc, tuyên bố thắng lợi và tuyên bố hòa bình. Dẫn chứng và lý lẽ phải sắc bén, hùng hồn và hoàn toàn xác thực.

Đại cáo Bình Ngô đáp ứng đủ được những yêu cầu trên. Trước hết, về hoàn cảnh ra đời. Tác phẩm ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ròng rã hai mươi năm chiến tranh thảm khốc và ách đô hộ của quân giặc, chúng ta đã chiến thắng và giành lại nền độc lập dân tộc, lập lại nền hòa bình. Đại cáo Bình Ngô khi ấy chính là khúc khải hoàn ca, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên hoàn toàn độc lập và tự do, trở thành khúc tráng ca của lịch sử.

Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài cáo, cũng là sự khẳng định chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Theo tư tưởng Nho gia, Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa là yên dân, là làm sao cho nhân dân có được ấm no, yên ổn và hạnh phúc. Để làm được việc này, trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm đô hộ thì phải trừ bạo. Cụ thể trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ là loại trừ giặc Minh xâm lược. Làm được cả hai việc ấy mới là nhân nghĩa chân chính. Độc lập dân tộc có được phụ thuộc rất lớn vào nhân dân. Nhân dân là người bao đời cố gắng gây dựng và bảo vệ nền độc lập. Hàng nghìn năm mồ hôi rơi, xương máu đổ, đồng cam cộng khổ mới tạo nên độc lập dân tộc.

Nguyễn Trãi nêu lên một tư tưởng đầy nhân văn để từ đó, đi đến khẳng định chân lý độc lập của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có"

Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Nếu như trong "Nam Quốc Sơn Hà", Lý Thường Kiệt đưa ra phương diện lãnh thổ ở sách trời. Thì ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi lại lựa chọn những phương diện cụ thể và có bằng chứng lịch sử không thể chối cãi. Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Nền độc lập và chủ quyền của dân tộc đã tồn tại từ rất lâu, hoàn toàn rạch ròi và khác biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Lịch sử ghi lại, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Thế nhưng, từ đời nhà Ngô nước ta, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế. "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém.

Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. Đại cáo Bình Ngô vì lẽ đó mở màn đầy đanh thép.

Nền độc lập dân tộc với lý lẽ và dẫn chứng xác thực, trở nên vô cùng thiêng liêng và "bất khả xâm phạm". Chân lý chủ quyền dân tộc vang lên đầy khí thế và tự hào. Đồng thời cũng trở thành cơ sở pháp lý để Nguyễn Trãi lên án những kẻ bạo ngược đã cả gan xâm phạm chủ quyền nước ta:

"Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bản thần nhân chịu được."

"Đại cáo Bình Ngô" đã phơi bày toàn bộ tội ác của giặc Minh xâm lược. Suốt hai mươi năm trời, nhân dân ta sống trong lầm than, đau khổ bởi những âm mưu tàn độc, những hành động man rợ, trắng trợn vô nhân tính. Kể bao nhiêu cũng không hết tội ác tày trời.

Nguyễn Trãi hùng hồn tố cáo tội ác của giặc Minh tạo nên một bản án đanh thép với kẻ thù. Bài cáo khẳng định hành động của địch là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa, gây ra sự đồng cảm và tăng tính thuyết phục cho bản tuyên ngôn. Vị tướng sĩ tài ba của dân tộc viết lên những điều đó trong căm hờn, uất nghẹn trào dâng, khiến lòng người sục sôi phẫn nộ.

Thế nhưng, đau thương vẫn không cản bước được dân tộc anh hùng. Cả dân tộc đồng lòng, chung tay cùng đứng dậy, làm nên chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào."

Dù giai đoạn đầu có nhiều khó khăn song cuối cùng thắng lợi vẫn thuộc về dân tộc ta. Tuyên bố về thắng lợi, bài cáo đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng nêu cao tính chính nghĩa của cuộc chiến này. Chiến thắng giặc Minh năm ấy chính là sự trừng phạt thấu tình đạt lý những kẻ bạo ngược, vi phạm chủ quyền dân tộc ta.

Khép lại bản "tuyên ngôn", Đại cáo Bình Ngô đi đến sự tuyên bố về nền hòa bình dân tộc:

"Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch lầu"

Đó là "trái ngọt hoa thơm" của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ. Từng câu từng chữ vút cao, vang dội, tuyên bố nền hòa bình "vững bền, đổi mới, vững chắc". Hình ảnh "xã tắc, giang sơn, kiền khôn, nhật nguyệt" giống như tái hiện khung cảnh thái bình tuyệt đẹp. Đặc biệt trong đó còn chứa đựng sự biết ơn "trời đất tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp" và đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh yếu tố về nội dung, Đại cáo Bình Ngô còn được coi là bản tuyên ngôn độc lập về khía cạnh nghệ thuật. Bài cáo được viết theo thể văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, đanh thép đầy thuyết phục. Đi từ cơ sở lý luận của tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về độc lập chủ quyền, đến sự phơi bày tội ác của giặc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rồi tuyên bố nền hòa bình. Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với giọng điệu hào hùng, đanh thép, hùng tráng. Các biện pháp nghệ thuật khéo léo cùng những câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt. Bài cáo đã khẳng định độc lập chủ quyền, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn và nền hòa bình dân tộc. Đồng thời cũng nêu cao tinh thần yêu nước cùng tầm vóc tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi.

Với những thành công đó, Đại cáo Bình Ngô chính là bản tuyên ngôn mang nhiều giá trị sâu sắc của dân tộc. Trải qua nhiều năm, nó vẫn sừng sững chỗ đứng trong nền văn học nói riêng, trong lịch sử Việt Nam nói chung. Để mỗi lần bài cáo vang lên, nhân dân Việt Nam lại nghe trong trái tim mình tiếng nói của Tổ quốc.

xin lỗi mk lấy trên mạng nên bài chắc chưa đc đúng yêu cầu của bạn

3 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thời xưa. .ôi ! (thán từ) Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.Chị là hình ảnh người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con, có lòng vị tha và biết hi sinh .

3 tháng 11 2021

khoảng 10 câu mà bn, nó dài quá và bài đó trên internet mè 

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong đoạn trích " trong lòng mẹ ", nhân vật bé Hồng có tình yêu thương mẹ tha thiết , mãnh liệt .Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Ôi!(Thán từ) Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất cả những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình - tình mẫu tử thiêng liêng.