K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

16 tháng 12 2018

Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

- Chủ đề của bài văn là gì?

- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc

- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào

- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp

- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào

- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

10 tháng 10 2024

Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( Sự khác biệt trong cuộc sống ) 

Thân bài: 

- Giải thích vấn đề: 

Sự khác biệt là nét riêng, bản sắc riêng của mỗi cá nhân, cộng đồng có thể là tích cách, phong cách ăn mặc, kiểu tóc,...

- Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề

Người có sự khác biệt là người có suy nghĩ độc lập, táo bạo, có phong cách riêng của mình, luôn tự tin thể hiện bản thân và dám tạo nên sự khác biệt. 

- Ý nghĩa của sự khác biệt

+ Sự khác biệt sẽ khiến người khác quan tâm, tôn trọng, ngưỡng mộ nhiều hơn.

+ Sự khác biệt sẽ tạo cho ta động lực để con người ta không ngừng vươn lên, thành công sẽ đến với người ấy một cách nhanh chóng

+ Sống khác biệt sẽ giúp bản thân tự tin với quan điểm, hành động của mình, tư duy người ấy sẽ nhạy bén, thông minh dù gặp bất cứ khó khăn nào.

- Phản đề: 

Tuy nhiên, sự khác biệt không phải là cách mình thể hiện sự khoe khoang, luôn tỏ ra các trò lố lăng gây phản cảm đến người khác. Hãy tập cách thể hiện sự khác biệt bằng thái độ nghiêm túc, lễ độ.

Kết bài: ...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/trinh-bay-suy-nghi-ve-y-nghia-cua-su-khac-biet-trong-cuoc-song

11 tháng 5 2023
 

Ai cũng từng trải qua tuổi trẻ, trải qua giai đoạn nhiệt huyết sục sôi với những ước mơ, lí tưởng và cả những nông nổi, sai lầm để dần trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Có thể thấy tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, là thời điểm mà chúng ta dám nghĩ, dám làm và có đủ thủ thời gian, sức lực, đam mê để hiện thực những giấc mơ của mình.

Cái sục sôi của nhiệt huyết và chút "ngông cuồng" của tuổi trẻ mang đến cho chúng ta nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua mọi khó khăn, nắm bắt cơ hội cho bản thân. Nguồn năng lượng căng tràn không bao giờ cạn của tuổi trẻ giúp chúng ta nỗ lực hết mình, phấn đấu hết minh cho những mục đích cao đẹp, khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc đời. Tuổi trẻ mang đến cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời nhất để dần "lớn lên", đó có thể là thành công, là những vấp ngã, là những sai lầm khiến chúng ta ngượng ngùng khi nhắc lại, thế nhưng tất cả những trải nghiệm ấy đã giúp chúng ta chín chắn hơn trong nhận thức, hành động, tôi rèn một con người trưởng thành trong tương lai.

Tạo hóa rất công bằng khi ban cho mỗi người một thời tuổi trẻ, vì vậy chúng ta hãy tận dụng để sống thật ý nghĩa để tuổi trẻ không trôi qua vô nghĩa qua kẽ tay.

8 tháng 7 2023

Để sống một cuộc đời có ý nghĩa, con người không thể thiếu đi những khát vọng chân chính. Khát vọng chính là mong muốn  hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. Nó đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời. Đồng thời, nó cũng nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, thuần khiết hơn, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. Thử hỏi, cách đây hơn một trăm năm, nếu người thanh niên Nguyễn Tất Thành không vì khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc thì biết đến bao giờ chúng ta mới được sống trong hòa bình như ngày hôm nay? Và nếu không có những con người dám ước mơ, dám thực hiện như Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, có lẽ thương hiệu ô tô Made in Vietnam 100% sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Con người biết khát vọng là con người biết phấn đấu. Đừng vì sự tự ti mà không dám thực hiện khát vọng nhưng cũng đừng vì muốn đạt được khát vọng của mình mà giẫm đạp lên mọi giá trị đạo đức. Hãy xây dựng cho mình một khát vọng cao cả và nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực. Bởi nếu cuộc đời này là bầu trời rộng lớn, khát vọng chính là đôi cánh giúp ta có thể bay xa....(Xem chi tiết ở đây nha: https://toploigiai.vn/viet-doan-van-noi-ve-khat-vong-song)

TK:

Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.

Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.

26 tháng 10 2021

TỔ 2

Bài tập 1 SGK/120

Đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương.

Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó  như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như "trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ". Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối:  lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giài bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát cùa muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.

Câu hỏi:

-  Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn:

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.

+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.

- Những luận cứ diễn giải cho luận điểm? Cần dùng những thao tác lập luận nào chính ( phân tích / so sánh ), vì sao?

    * Những luận cứ diễn giải cho luận điểm:

- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.

- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:

      + Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..

     + Hệ thống từ láy được sử dụng rất "đắt": văng vẳng, nước non, con con.

     + Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình - san sẻ - tí - con con, khuyết chưa tròn.

     + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).

    * Cần dùng thao tác lập luận chính là phân tích. Vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.

- Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu?

- Thông thường các thao tác hỗ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người viết thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý để làm rõ vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ hơn

- Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.

 

26 tháng 10 2021
NHÓM 4 *** Sưu tầm đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp của bài thơ "Thương vợ". Nếu ai đã từng được nghe những câu ca dao, dân ca thì chắc hẳn không thể nào quên hình ảnh "con cò", chính vì vậy mà tác giả Tú Xương đã đưa hình ảnh này vào trong bài thơ "thương vợ" của mình. Người vợ tảo tần chăm lo cho "năm con với một chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... Cái cảm giác bâng khuâng day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội phong kiến không phải không có, cũng không phải ít... Song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "Thương vợ" của Tú Xương, ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương và bao dung như vậy! Có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con - một chồng. Một tay người phụ nữ ấy "Quanh năm buôn bán", "Năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này. Trả lời câu hỏi: Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn? Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú Luận điểm 2: Nỗi lòng của ông Tú Người viết đã đưa ra những luận cứ nào để diễn giải cho luận điểm. Cần vận dụng thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh), vì sao? Luận cứ: + Cảnh mưu sinh vất vả của bà Tú + Đức tính cao đẹp của bà Tú + Tình thương vợ của ông Tú + Cảm xúc của ông Tú + Vì rào cản phong kiến nên ông Tú đành bất lực nhìn vợ mình mưu sinh vất vả khổ cực. Cần vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính. Vì để làm rõ luận điểm, thể hiện rõ quan điểm của tác giả, cảm nhận rõ tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho vợ của mình, đó là lòng biết ơn và cảm thấy thương cho người vợ tảo tần giàu đức hi sinh. Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu? Người viết đã kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ. Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu một cách toàn diện, làm cho bài văn nghị luận sáng rõ về nội dung hình thức cấu trúc và mối liên hệ bên trong lẫn bên ngoài của đối tượng để cho đoạn văn được trong sáng dễ hiểu.