K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa

Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa

Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương

Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

*Về cha mẹ:
Tìm kiếm cả non sông
Ai vất vả bằng cha
Vác nặng cả cuộc đời
Để con được ăn học.

Lặn lội cả biển trời
Ai khổ nhọc bằng mẹ
Mang nặng nổi đau thương
Để con được nên người

10 tháng 3 2017

Bác Hồ - vì sao sáng

Bác Hồ - vì sao sáng

Tỏa xuống nước Việt Nam

Nơi đây sáng rực lên

Bởi vì sao sáng ấy

Sao trên trời đã tắt

Nhưng vì sao sáng này

Trong tim người Việt Nam

Vẫn không bao giờ tắt

5 tháng 2 2017

Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Vậy truyển cổ tích sáng tác ra nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, tầng lớp yếu kém, người lao động, hay phải chịu cái thiệt thòi, luôn được yêu thương bảo vệ bởi cái thiện, được chiến thắng cái ác. Vậy nên trong những câu chuyện cổ tích thì thường có một kết thúc có hậu để thỏa mãn khát vọng của mình

kết thúc có hậu là hạnh phúc hay viên mãn trong truyện tình cảm gia đình......của các nhân vật trong truyện cổ tích
với quan điểm ở hiền gặp lành các câu truyện cổ tích thường hướng đến nhữg kết thúc có hậu để như một bài học cho mỗi chúng ta về cách sống cách đối nhân xử thế trong cuộc đời để cũng có nhữg cái kết hạnh phúc như bao người mong ước

Những ngày nghỉ hè, tôi thích nhất là được ở nhà nằm đọc truyện cổ tích. Năm vừa rồi, tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ đã mua cho tôi một quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Nhờ nó, tôi đã được du ngoạn trong một thế giới huyền ảo.

Tôi đang mơ màng bỗng giật mình tỉnh dậy bởi tiếng hát và nụ cười đùa trong trẻo của lũ trẻ. Tôi nhìn thấy trước mắt mình một đám trẻ đang vui đùa. Lũ trẻ đang chơi thấy tôi tiến lại thì dừng lại, chúng cũng có vẻ ngạc nhiên vì thấy tôi mặc khác với chúng. Có một cậu bé mặt mũi sáng sủa và thông minh tiến lại chào và hỏi tôi. "Chị là ai?". "Mình tên là Thúy, còn em?" Cậu bé chưa kịp trả lời thì lũ trẻ nhao nhao lên và đồng thanh hô: "Đó là cậu bé thông minh!". Tôi ngạc nhiên quá và vui mừng khi biết trước mặt mình là cậu bé thông minh - người đã đưa ra được những lời giải đơn giản và dễ hiểu trước những câu đố hóc búa của vua. Tôi nói: "Chị rất thích những câu trả lời của em. Dù có gặp vua hay bất kỳ ai, em không hề run sợ mà lại nhanh trí đối đáp lại những câu đố đầy oái oăm của nhà vua. Bằng trí thông minh của mình, em đã cứu được dân làng và cứu nước ta trước sự dòm ngó của ngoại bang. Câu trả lời của em trước sứ thần khiên ông ta sợ và nể phục nước Việt ta tuy nhỏ nhưng không thiếu người tài."

Cậu bé nhìn tôi, đưa tay gãi gãi, vẻ xấu hổ và nói: "Chị cứ khen em mãi thế. Đất nước ta không thiếu nhân tài. Em thấy các bạn học sinh bây giờ còn nhỏ nhưng đã rất giỏi, mang về cho đất nước bao giải quốc tế. Các bạn đã làm cho thế giới biết đến nước Việt Nam bằng các giải vàng trên trường quốc tế".

Tôi ngạc nhiên: "Sao em biết?" "Bởi em rất thích học nên thường đến xem các bạn học sinh học tập. Em thấy rất vui khi ngày càng có nhiều bạn học giỏi. Các bạn giỏi nhưng rất ngoan và khiêm tốn. Nhưng thôi, chị lại đây chơi cùng bọn em". Em kéo tay tôi, cùng hòa vào đám trẻ. Chúng tôi cùng giải đố, cùng đùa nghịch thật vui. Thậm chí, tôi còn được bọn trẻ đãi món khoai lang nướng vùi dưới lá khô. Mải vui đùa, chúng tôi quên cả thời gian. Trời đã sẩm tối, lũ trẻ chia tay tôi ra về. Tôi còn đang đứng ngẩn ngơ nhìn lũ trẻ ra về mà thấy tiếc quá, chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại.

Bỗng tôi thấy có tiếng mẹ đang gọi tôi: "Thúy ơi! Dậy đi con. Sao lại nằm lên sách mà ngủ thế này". Hóa ra, tôi đang đọc truyện thì ngủ quên mất. Cuộc gặp gỡ với cậu bé thông minh thật là thú vị biết bao

6 tháng 2 2017

Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.

Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.

Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.

Cậu nên tham khảo trên mạng, rồi nhớ lại kí ức của mình và ghép lại tạo thành một bài văn.

15 tháng 10 2017

Ngồi lật lại những trang album ảnh của mình, tôi bật cười. Những khoảnh khắc tôi và cùng các bạn lớp A3 vui đùa từ lớp 6 tới giờ đều được chúng tôi lưu lại cẩn thận. Những khuôn mặt và nụ cười hồn nhiên, vui tươi đó, những người bạn tôi đã gắn bó ba năm trời, thân thiết như anh chị em ruột thịt của mình, làm sao tôi có thể quên được? Những kỉ niệm như những thước phim quay chậm, từ từ hiện lên thật rõ ràng và sâu sắc.

Tôi còn nhớ rõ lắm buổi đầu tiên mình vào học lớp 6. Đó không phải lần đầu tiên tôi đến trường Nguyễn Tất Thành vì cũng giống như các bạn khác, tôi cũng được ba mẹ đưa đi tham quan quanh trường vào dịp hè. Ấn tượng đầu tiên của tôi về trường rất đẹp: Trường to và rộng hơn rất nhiều so với trường Tiểu học cũ của tôi. Cơ sở vật chất cũng rất hiện đại. Bao quanh sân trường và dọc hành lang của các lớp đều có rất nhiều cây xanh. Khi đó, tôi đã rất háo hức mong chờ đến ngày đầu tiên vào học lớp 6, để mình có thể trở thành một thành viên chính thức trong đại gia đình Nguyễn Tất Thành thân yêu.

Thế nhưng, ngày đầu tiên vào lớp 6 của tôi là một ngày mưa gió lớn. Tôi còn nhớ, tiếng mưa và tiếng sấm đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ thanh bình từ lúc 5 giờ sáng. Mưa rất lớn và kéo dài mãi, dường như chẳng có vẻ gì là sẽ ngớt mưa cả. Tôi ngồi đợi mưa bớt nặng hạt gần hai tiếng đồng hồ nhưng cũng chẳng có ích gì cả. Cuối cùng, hai ba con tôi đành phải đội mưa đi học khi còn 15 phút nữa vào lớp. Bình thường, để đi từ nhà tôi đến trường cũng phải mất 20 phút – đó là khi thời tiết đẹp và đường xá thông thoáng, không bị tắc đường. Thế nhưng, ngày hôm đó, tôi chẳng thể nhớ nổi ba tôi đã rẽ vào bao nhiêu con đường, bao nhiêu ngõ phố để tránh cảnh tắc đường và cảnh lụt lội. Cả thành phố Hà Nội trở nên ngập lụt, chiếc xe của ba tôi đã mấy lần định chết máy rồi lại may sao mà khởi động được. Ngồi sau ba, tôi không khỏi lo lắng. Đây là buổi học đầu tiên của mình ở trường mới, với thầy cô và bạn bè mới, vậy mà lại đi học muộn. Ấn tượng của mọi người về mình sẽ như thế nào đây?

Sau hơn nửa giờ đồng hồ, cuối cùng, hai ba con tôi cũng tới được trường Nguyễn Tất Thành. Hớt hải chạy lên cầu thang, tôi rẽ vào tầng 4 và bước tới phòng học lớp 6A3. Đứng trước cửa lớp, tôi rụt rè cất tiếng. Tôi rất sợ khi thấy ánh mắt của hơn 40 bạn trong lớp đang hướng về phía mình.

- Con thưa cô, cho con vào lớp ạ!

Đáp lại câu hỏi của tôi, cô giáo chủ nhiệm trẻ mỉm cười hỏi tên tôi và xếp chỗ ngồi cho tôi. Giọng nói ấm áp và truyền cảm cùng với nụ cười tươi tắn đó đã giúp tôi tự tin thêm phần nào. Rồi những tiết học tiếp theo, những thầy cô vào lớp cũng thật ân cần và vui tính. Thầy cô giúp cho chúng tôi biết thêm những kiến thức mới lạ bổ ích mà không khí tiết học lúc nào cũng khá thoải mái và dễ chịu. Mỗi ngày đến lớp thực sự là một niềm vui đối với những cô cậu học trò chúng tôi. Tôi không còn cảm giác rụt rè như ngày đầu vào lớp 6 nữa. Rồi cả những người bạn xung quanh mình. Họ cũng rất vui vẻ và hòa đồng. Sau buổi học đầu tiên, tôi nhanh chóng làm quen được thêm với nhiều người bạn mới, trong đó có cả người bạn thân nhất của tôi bây giờ.

Ba năm trôi qua, và những ngày đến trường đã không còn bỡ ngỡ với tôi như ngày đầu tiên nữa. Có những người nói rằng, kỉ niệm ngày đầu tiên bước vào lớp 1 là kỉ niệm khó quên nhất trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6 A3 trường Nguyễn Tất Thành mới là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Bởi lẽ, ngày vào lớp 1 đã diễn ra quá lâu để tôi có thể nhớ trọn vẹn cảm giác rụt rè bỡ ngỡ, còn kỉ niệm ngày đầu vào lớp 6 lại quá sâu sắc và đặc biệt với tôi, nó dễ dàng đi vào tâm khảm của một cô nhóc lớp 6.

Ba năm trôi qua với biết bao các hoạt động. Mỗi lần đến dịp lễ lớn là học sinh Nguyễn Tất Thành lại nô nức tổ chức các tiết mục văn nghệ đặc sắc và tiêu biểu. Các buổi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, dạ hội Tiếng Anh hay Dạ hội Tuổi 18 đều trở thành nét đặc biệt của trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn vệ sinh cũng đều được hưởng ứng. Vì vậy, giờ đây, sân trường, hành lang các lớp và ngay cả xung quanh khuôn viên Nguyễn Tất Thành đều trồng rất nhiều cây xanh – một không gian mà không biết bao ngôi trường mơ ước. Các hoạt động Đoàn Đội cũng diễn ra qui củ và hiệu quả nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô Tổng phụ trách.

Bây giờ, cô giáo chủ nhiệm theo chúng tôi hai năm học lớp 6 và lớp 7 đang trong thời kì nghỉ sinh em bé. Nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ đến cô. Chúng tôi luôn mong cô sớm quay trở lại trường và một lần nữa đem lại cho chúng tôi những tiết học Ngữ văn sinh động, hấp dẫn. Còn cô giáo chủ nhiệm mới của chúng tôi, cô thực sự là một người mẹ đảm đang và chu đáo, người luôn hết lòng lo lắng cho chúng tôi. Đôi lúc dù cô có nghiêm khắc nhưng hơn ai hết, chúng tôi hiểu, cô luôn yêu thương 49 đứa học sinh "quỷ sứ" chúng tôi như 49 đứa con bé bỏng yêu dấu.

Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Sang năm sẽ là quãng thời gian hết sức căng thẳng và vất vả đối với chúng tôi vì áp lực từ các kì thi học sinh giỏi, các kì thi chuyển cấp rất lớn. Nhưng còn tiếp tục ở mái trường Nguyễn Tất Thành thân yêu này thì tôi tin rằng, mình có thể vượt qua điều đó. Bởi vì xung quanh tôi có biết bao thầy cô giáo giỏi tâm huyết và những người bạn luôn gắn bó với tôi, cùng chia sẻ những khoảnh khắc đẹp đẽ từ năm học lớp 6.

1 tháng 11 2017
Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.
1 tháng 11 2017
Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,
21 tháng 3 2017

mình có làm 1 bài thơ về lớp mình như sau:

6a chúng mình

Là một gia đình

Thích xem hoạt hình

Lớp trưởng thông minh

Lớp phó nhiệt tình

Tổ trưởng vui tính

Cả lớp đều xinh

Đều riêng cá tính.

Không hay mấy Hì Hìhehe

21 tháng 3 2017

Mùa xuân ấm áp

Tết đến sum vầy

Hoa đào hoa mai

Tràn ngập niềm vui

Mùa hè lại đến

Oi bức cả người

Sóng biển mát rượi

Ngập tràn tuổi thơ

Thu lá vàng rơi

Sắp vào năm học

Ngàn cây nghiêm trang

Đón em vào lớp

Mùa đông mình chưa nghĩ ra!

21 tháng 8 2017

Bùi Khánh Vân, bạn nên trả lời đầy đủ đúng nội dung đề bài và có cách làm hay nhé ! banhqua

31 tháng 3 2017

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

31 tháng 3 2017

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thản bài:

* Tả bà:

+Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

28 tháng 11 2017

Bn ơi , cái ji cx phải từ từ. 😗😗

30 tháng 4 2017

1. Mở bài:

Bố là người cần cù và tháo vát nhất trong gia đình em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

  • Ngoài ba mươi tuổi.
  • Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa.
  • Dáng cao, gầy.
  • Da màu bánh mật.
  • Đôi tay rắn chắc.
  • Cặp mắt tinh anh.
  • Cặp lông mày đen.
  • Mũi cao.
  • Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.
  • Miệng tươi cười.
  • Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.
  • Bàn tay to rám nắng.
  • Bước chân thường sải dài, chắc nịch.

b) Tính tình:

  • Quan tâm đặc biệt đến con cái.
  • Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
  • Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.
  • Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
  • Tháo vát mọi việc trong gia đình.
  • Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi.
  • Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa õ đời.
  • Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.
  • Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn. 3.Kết bài:
  • Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
  • Em rất yêu bố.
  • Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.

30 tháng 4 2017

Dàn bài tả cha của em
Mở bài:
- Trong gia đình, cha là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
+ Tả hình dáng:
- Dáng người cao to, vạm vỡ
- Gương vuông chữ điền, mái tóc ngắn, vuốt cao, khi đi làm vuốt cao sang trọng.
- Cha ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm cha thường mặc áo sơ mi. Ở nhà cha mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Cha có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất nhẹ nhàng và thân thiện.
+ Tả tính tình, hoạt động:
- Cha là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gang, thường xuyên sửa chữa xe giúp mẹ và em.
- Tính cha rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Cha là người hết lòng với con cái. Ban ngày cha làm lụng vất vả, tối đến cha luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
- Cha luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

tick cho mik