K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CM
30 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

   Vậy là từ nay tôi và người bạn thân thiết nhất của mình sẽ ít có cơ hội được gặp nhau vì chúng tôi chuẩn bị xa nhau cả nửa vòng trái đất. Trong giờ phút chia tay, từng kỉ niệm cứ như một thước phim chạy dọc trong tâm trí tôi khiến tôi không khỏi bồi hồi, xúc động và buồn. Bồi hồi, xúc động vì chúng tôi đã có một quãng thời gian thật sự đáng nhớ; buồn vì tất cả chỉ còn là dĩ vãng.

26 tháng 12 2023

mẹ mày béo

ok :)))))

21 tháng 12 2018

a. đoạn thơ trên đã sử dụng những danh từ là bão, bầu trời , mẹ , nắng, nhà.

b. động từ trong câu đó là: về; tính từ trong câu đó là mới.

c (mình viết ko dc hay nên bạn tự viết nha)

3 tháng 1 2018

a)Danh từ:cơn bão,bầu trời,mẹ,nắng,căn nhà

b)Động từ:về

Tính từ:mới

c)Mẹ là người tuyệt vời nhất!Mẹ là người đã sinh ra, đã nuôi lớn và dạy dỗ chúng ta nên người.Mẹ đã không quản ngại khó khăn, mưa nắng vất vả để cho chúng ta những tháng ngày hạnh phúc.Vì vậy, những người làm con phải biết yêu thương và chăm sóc mẹ của mình để đền bù lại những ngày tháng cực khổ của người mẹ vì chúng ta.Chúng ta phải biết cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mẹ để mẹ không phải thất vọng về người con của mình và làm cho mẹ buồn....

K MK NHA BẠN 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

26 tháng 12 2017

a,danh từ ;cơn bão ;bầu trời;mẹ;căn nhà;nắng 

b, động từ: rồi;đã qua;ấm ;về

tính từ: xanh;mới;sáng

17 tháng 2 2016

Làm ơn viết ngắn dùm mink nha

17 tháng 2 2016

Bạn ơi!!! Trường bạn hk nhanh thế trường mk mới hk đến phương pháp tả cảnh thui

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 1

Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. 

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.

Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:

“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh

Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh

Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”

Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.

Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:

“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn

Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”

Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.

Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 2

Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy.

Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.

Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chún luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

11 tháng 12 2024

Bài xuân rất ý nghĩa