Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha
- Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.
b. Nguyên nhân và hệ quả
Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.
* Hệ quả:
- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:
+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.
+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta
- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.
- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.
* Những biểu hiện của việc truyền bá văn hóa truyền thống Ấn Độ
- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái riêng của mình nên đất nước chia thành hai miền- Bắc và Nam, mỗi miền lại tách thành ba vùng, ba nước riêng, tức là sáu nước, trong đó nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn.
- Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa của mình, trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ.
- Nước Pa la va gần bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á. Như thế văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
* Đến thời A-cơ-ba, Ấn Độ phát triển thịnh đạt nhất vì:
- Trong suốt nửa thế kỷ ở ngôi vua, A-cơ-ba (1556-1605), đã thi hành một số chính sách tích cực.
- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo, cả ba có tỷ lệ gần như bằng nhau.
- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.
- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lý, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Với bốn chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán vào thế kỷ VII, mỗi khu vực lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ, chữ viết, văn học nghệ thuật Hindu. Nước Palava ở miền Nam có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ
a. Sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX
- Thế kỉ XI, nhà Lý thành lập, vua Lý Thái Tổ rất quan tâm đến việc đặt ra các phép tắc cai trị rõ ràng.
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.
- Đến thời Trần, cho ban hành bộ Hình luật riêng.
- Thời Lê sơ, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, các vua nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
b. Điểm khác biệt của bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn so với bộ Quốc triều hình luật thời Lê.
- Bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), đề cao quyền uy của hoàng đế, triều đình.
- Bộ Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) có những điều luật bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, bộ luật này mang tính dân tộc sâu sắc.
Đáp án B