K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

- Truyện giải thích sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả theo quan niệm của người nguyên thuỷ. Người nguyên thuỷ hiểu, nghĩ về các hiện tượng tự nhiên bằng những hiểu biết thô sơ, chất phác và trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ của minh. Họ cho rằng trời đất, thế gian là do các Thần tạo nên.

- Cách giải thích ấy giống với các truyện truyền thuyết đã học là đều có các chi tiết kì ảo, hoang đường, cùng giải thích về nguồn gốc của sự vật sự việc nào đó. Tuy nhiên, ở truyện truyền thuyết chỉ giải thích sự vật sự việc ở 1 vùng nhất định, còn thần thoại giải thích cho nguồn gốc hình thành của các sự vật trên Trái đất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Truyện thần trụ trời nhằm giải thích hiện tượng trời đất phân làm đôi, sự xuất hiện của hòn núi, hòn đảo, cồn đồi, cao nguyên, biển cả.

- So sánh với truyền thuyết

+ Giống: đều có những yếu tố tưởng tượng kì ảo

+ Khác

Truyền thuyết: gắn liền với một phần sự thật lịch sử

Thần thoại: gắn liền với các hiện tượng tự nhiên

5 tháng 3 2023

Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời, …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

7 ông thần: ông đếm cát, ông tát bể, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, - Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh giày

- Tóm tắt: Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trưng cho đất, bánh giày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.

- Điểm tương đồng:

+ Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông

          Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất

+ Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp

          Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh giày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).

- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.

Lời giải chi tiết:

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

       Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+ Đều có tính hư cấu.

+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

7 tháng 5 2023
 

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

       Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+) Đều có tính hư cấu.

+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn,...
Đọc tiếp

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :

- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?

- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.

b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :

(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.

(Quảng cáo một loại nước giải khát)

(2)

A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.

B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…

A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.

Gợi ý :

- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?

- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?

Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :

- Nội dung thông tin

- Tính hấp dẫn

- Tính thuyết phục

1
21 tháng 2 2019

- Tạo ra được sự hấp dẫn, các văn bản được trình bày có tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc, bố cục hình ảnh hấp dẫn, chữ viết đẹp, nhiều cỡ chữ khác nhau…

- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu:

    + Từ ngữ: có nhiều từ chỉ tính chất gây ấn tượng mạnh với người dùng: chính hãng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, nhanh, chính xác…)

    + Về câu: Thường xuyên dùng các câu đặc biệt, không đủ thành phần

b, Nhận xét quảng cáo (1), (2)

    + QC (1) nước giải khát: hai dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm

- QC (2) kem da trắng: quảng cáo quá đà, sử dụng nhiều từ ngữ khiến người nghe phải nghi ngờ chất lượng sản phẩm

c, yêu cầu viết quảng cáo

- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dàng tiếp thu

- Tính hấp dẫn: nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác, thính giác người đọc, người nghe, người đọc

- Về tính thuyết phục: từ ngữ chính xác, thuyết phục được người nghe, người xem

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Theo em, dù ở bất cứ thời điểm nào những câu chuyện thần thoại, kì ảo vẫn luôn hấp dẫn, thu hút được bạn đọc.