Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...
Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
-Điều hòa khí hậu .
-Đưa chất dinh dưỡng từ sâu dưới đáy đại dương lên mặt nước .
-Giữ vững cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa .
refer
Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp. Ngoại thương đường biển rất phát triển
Sông ngòi mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất.
- là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật
- cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp......
- là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho cn, phát triển ngư nghiệp....
- bồi đắp phù sa thuận lợi cho nôg nghiệp
- là đường giao thông, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè...
Đường kinh tuyến , vĩ tuyến giúp ta xác định vị trí của mọi địa điểm trên Trái đất .
Thấy đúng thì nhớ tick nhé 1
Lợi ích của sông, hồ:
- Cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
- Nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật, giúp đa dạng hệ sinh thái
- Giúp phát triển con đường giao lưu buôn bán giữa các khu vực
- Cung cấp môi trường để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
- Điều hòa nhiệt độ khí quyển, điều hòa lượng mưa
- Tạo cảnh quan thiên nhiên đa dạng
- Cung cấp năng lượng cho các nhà máy thủy điện.
- Bồi đắp phù sa, phát triển đồng bằng
Lý do ô nhiễm:
- Xả rác.
-Chất thải công nghiệp,chất thải sinh hoạt xuống sông, hồ.
Ảnh hưởng:
-ô nhiễm nguồn nước sông hồ => sinh vật dưới sông bị chết đi, làm mất cân bằng sinh thái, đồng thời làm xuất hiện nhiều dịch bệnh, gây thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất, gây thiệt hại cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Tham Khảo
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại với hàng nghìn mỏ của hàng chục loại khoáng sản khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết khoáng sản nước ta là tài nguyên không tái tạo và có trữ lượng hạn chế. Vì vậy, việc điều tra, thăm dò, khia thác, chế biến và sử dụng hợp lí, tiết kiệm là hết sức quan trọng.
Tham khảo.
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại với hàng nghìn mỏ của hàng chục loại khoáng sản khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết khoáng sản nước ta là tài nguyên không tái tạo và có trữ lượng hạn chế. Vì vậy, việc điều tra, thăm dò, khia thác, chế biến và sử dụng hợp lí, tiết kiệm là hết sức quan trọng.
Câu 1:
- Quan sát hình 19 SGK, ta thấy Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là 24 giờ.
Câu 2:
Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Câu 3:
Hiện tượng các mùa
– Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa :
+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.
+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.
– Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
– Một năm có 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Câu 4:
Lớp |
Độ dày |
Trạng thái |
Nhiệt độ |
Lớp vỏ Trái Đất |
Từ 5km đến 70 km |
Rắn chắc |
Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC |
Lớp trung gian |
Gần 3.000km |
Từ quánh dẻo đến lỏng |
Khoảng 1.500oC đến 4.700oC |
Lõi Trái Đất |
Trên 3.000km |
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong |
Cao nhất khoảng 5.000oC |
Lời giải chi tiết
Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.
- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°C.
- Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°C.
- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°C.
Vai trò của lớp vỏ
Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1% về thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Đây là nơi tồn tại của không khí, nước, sinh vật và đất đai...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. Nếu thiếu những thành phần này, con người không thể sinh sống được.
Tuyên Quang vinh dự được Bác Hồ, Trung ương Đảng chọn làm Căn cứ cách mạng, lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng tám giành chính quyền về tay nhân dân lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Tuyên Quang một lần nữa được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn là trung tâm đầu não Kháng Chiến.