Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:
- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.
- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.
- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.
- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:
- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.
- Người em hiền lành cho chim ăn khế.
- Con chim biết lấy vàng trả ơn.
- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:
- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày các sự việc chính của truyện.
- Trình bày kết thúc truyện.
- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Sự việc chính trong truyện Thạch Sanh:
- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch sanh
- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
- Đi canh miếu và diệt chằn tinh
-Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Hồn chằn tinh và đại bàng báo oán, Thạch sanh bị bắt oan vào ngục.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.
- Thạch Sanh đối đầy với 18 nước.
- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Tác dụng của thứ tự kể trong văn bản thằng Ngỗ là:
- Làm cho người đọc cảm giác cuốn hút.
- Là loại thứ tự kể khó.
kể theo ngôi thứ 3 Nghệ thuật tăng tiếng trong các tình huống,đối lập giữa 2 tuyến nhân vật thiện và ác
- Truyện kể về những bài học đầu tiên trong cuộc đời của chàng Dế Mèn
Các sự việc chính trong truyện.
+ Miêu tả ngoại hình cường tráng của Dế Mèn
+ Sự khinh bỉ của Dế Mèn đối với mọi người xung quanh và Dế Choắt
+ Cái chết của Dế Choắt
+ Bài học đường đời đầu của Dế Mèn
- Những nhân vật trong truyện: Dế Mèn. Dế Choắt, chị Cốc...Trong đó nhân vật chính: Dế Mèn
- Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào?
+ Hình dáng miêu tả giống con người:
Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu, to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ
Dế Choắt: gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, lưng, mạng sườn, mặt mũi ngẩn ngơ ngơ
+ Tính cách: bướng, hung hăng, hống hạch láo, trịnh thượng, yếu ớt
+ Ý nghĩa câu truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ sẽ mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa với chúng ta
- Truyện ngắn muốn nhắn nhủ tới người đọc bài học rằng trong cuộc sống tuyệt đối không được tự cao, cho mình là nhất. Vì điều đó sẽ không chỉ mang đến hậu quả cho bản thân mà còn mang tới hậu quả cho những người khác. Bài học đó rất có ý nghĩa với em. Nó giúp em biết tu dưỡng đạo đức, sống khiêm tốn, biết yêu thương mọi người.
Tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn.
Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng:
Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn
Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.
Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.
- Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.
+ Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.
+ Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.
. Chuyện Thánh Gióng kể về
. - Cậu bé làng Gióng.
- Thời Hùng Vương thứ sáu.
- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.
- Diễn biến sự việc :
+ Ra đời kì lạ.
+ Lớn bổng phi thường.
+ Đánh giặc.
+ Về trời.
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời
. - Ý nghĩa :
+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.
+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh
. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.
- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.
+ Ra đời kì lạ.
+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.
+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.
+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời
. - Đặc điểm của phương thức tự sự :
+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa
. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :
++Giải thích sự việc.
++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.
- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :
+ Thời Hùng Vương thứ sáu
+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng
+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước
- Diễn biến sự việc :
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Lớn bỗng phi thường
+ Đánh giặc
+ Về trời
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc
+ Cưỡi ngựa bay về trời
- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì:
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Chúc bạn học tốt
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Hok tốt !
# MissyGirl #
Trong chương trình Ngữ Văn 6 chúng ta đã tiếp cận với rất nhiều truyện cổ tích hay và đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam như: Thạch Sanh, Sọ Dừa, … Bên cạnh đó, truyện cổ tích nước ngoài cũng có nội dung hấp dẫn không kém như truyện Cây bút thần. Truyện kể về một nhân vật thông minh, tài giỏi, có tấm lòng lương thiện đã mang tài năng của mình đi giúp đỡ mọi người, trừng phạt kẻ ác.
Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé tên Mã Lương – nhân vật có tài năng kì lạ, đây cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Mã Lương là một cậu bé mồ côi, lấy việc chặt củi, cắt cỏ, … để nuôi sống bản thân. Em có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật, dù không có dụng cụ để vẽ nhưng hàng ngày em vẫn hăng say luyện tập, em vẽ ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, không ngừng trau dồi bản thân. Trước tấm lòng, niềm đam mê của em, thần đã ban tặng cho em một cây bút thần. Cây bút thần chỉ được trao cho Mã Lương mà không phải một ai khác bởi nó là phần thưởng xứng đáng cho cậu bé có niềm đam mê, luôn nhiệt huyết, cần cù và hết lòng vì niềm đam mê ấy.
Có cây bút thần trong tay Mã Lương đã dùng nó để giúp đỡ những người xung quanh. Em quả là một cậu bé có tâm hồn trong sáng và tấm lòng lương thiện. Mã Lương vẽ cho bà con cày, cuốc, đèn,… có một điều kì lạ đó là em không vẽ cho mọi người lương thực thực phẩm, vàng bạc mà chỉ vẽ những công cụ để tạo ra những điều đó. Bởi em hiểu rằng chỉ có chăm chỉ lao động thì thành quả đạt được mới lâu bền, con người mới biết trân trọng những thành quả đó. Chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng ta lại càng hiểu rõ hơn sự thông minh, biết nhìn xa trông rộng, tấm lòng nhân hậu của em.
Những tưởng rằng em sẽ có cuộc sống hạnh phúc, thanh bình bên cạnh cây bút thần, nhưng chính vì có cây bút thần mà biết bao sóng gió đã ập đến với em. Đầu tiên đó là tên địa chủ, khi biết em có cây bút thần hắn đã bắt em về, bắt em vẽ theo ý hắn, nhưng là một người khẳng khái, không sợ quyền uy em đã nhất quyết không làm theo nên bị hắn giam lại. Có cây bút thần và bằng trí thông minh của mình em đã vượt khỏi nơi giam giữ không chỉ vậy còn trừng trị được tên địa chủ tham lam, xấu xa. Thử thách vẫn chưa hết với em, trong lần thử thách này em phải đối đầu với một thế lực mạnh hơn, xấu xa và xảo quyệt hơn chính là tên vua tham lam, độc ác. Trước những yêu cầu của hắn, em không những không nghe theo mà còn làm trái ngược hoàn toàn: vua yêu cầu vẽ rồng em vẽ cóc ghẻ, vua yêu cầu vẽ phượng hoàng em vẽ con gà trụi lông. Trước thế lực quyền uy như vậy em cũng không hề tỏ ra nao núng, run sợ. Nhưng chỉ có dũng cảm không thôi liệu đã đủ để em tiêu diệt tên vua xấu xa? Đến lúc này tài trí, sự thông minh của em mới thực sự được phát huy tác dụng. Nhà vua dụ dỗ hứa sẽ gả công chúa và cho em nhiều bạc vàng, Mã Lương đã vờ đồng ý. Và khi nhà vua yêu cầu Mã Lương vẽ biển, em đã vẻ biển mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, rồi em vẽ thuyền, vẽ cá theo yêu cầu của hắn. Điều này khiến tên vua độc ác vô cùng thích thú vì nghĩ rằng Mã Lương đã bị mình thu phục. Nhưng ngay khi hắn ra yêu cầu em vẽ sóng và gió em đã đậm tô nét vẽ, khiến cả tàu và người đều bị nhấm chìm xuống biển sâu. Mã Lương thật thông minh, nhanh trí, em hoàn toàn chủ động tiêu diệt tên vua độc ác đem lại sự bình yên cho dân nghèo.
Mã Lương đã tiêu diệt được những thế lực xấu xa nhất trong xã hội là vua và địa chủ. Việc em tiêu diệt những thế lực này cũng ngầm thể hiện những quan điểm của nhân dân ta về công lí công bằng xã hội. Đồng thời các tác giả dân gian cũng khẳng định rằng tài năng chỉ thực sự có giá trị khi dùng để tiêu diệt cái xấu, cái ác thực hiện công bằng; nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì nhân dân và phục vụ nhân dân.
Nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc, Mã Lương được đặt vào các cuộc phiêu lưu với trình tự hợp lý. Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, điển hình như chi tiết giọt mực rơi vào bức tranh con cò, nó là nút thắt, giúp đẩy câu chuyện lên cao trào. Ngoài ra nghệ thuật tăng tiến cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Cây bút thần là một truyện cổ tích đắc sắc, với cốt truyện hấp dẫn, tình tiết sắp đặt khéo léo theo chiều tăng tiến. Qua tác phẩm đặc biệt là qua nhân vật Mã Lương, truyện đã thể hiện những quan niệm của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội, về mục đích và nhiệm vụ của nghệ thuật đối với đời sống con người, đồng thời còn thể hiện mơ ước của nhân dân về khả năng kì diệu của con người
Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ? - Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự
- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :
+ Thời Hùng Vương thứ sáu
+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng
+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước
- Diễn biến sự việc :
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Lớn bỗng phi thường
+ Đánh giặc
+ Về trời
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc
+ Cưỡi ngựa bay về trời
- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì:
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Chúc bạn học tốt
Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.