K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2016

 Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

25 tháng 3 2016

Trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

16 tháng 5 2021

là 1 người hiền lành có tấm lòng nhân hậu 

26 tháng 4 2016

Cải tạo nữa nha

26 tháng 4 2016

Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội. Chiếu khuỵến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm, "mùa màng ưỏ' lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học. Ông nói : "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung được viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.
 

25 tháng 4 2016

Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ
.- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.


 

25 tháng 4 2016

Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

 

17 tháng 3 2016

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Thể loại

Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

2. Tác phẩm

Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).

Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,...

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

 

1. Đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu nội dung của cả vở chèo.

2. Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng.

3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

4. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên một bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.

Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu "Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự), Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.

5. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ.

- Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.

Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.

6. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

7. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thoả, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.

Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.

Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.

8. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.

Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi

Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.


haha

2 tháng 3 2017

QUAN ÂM THỊ KÍNH I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. (Câu 1, Sgk tr 120) - Thiện Sĩ, con Sùng ông và Sùng bà kết duyên cùng Thị Kính là con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về cha mẹ ruột. 2. (Câu 3, Sgk tr 120) - Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. - Năm nhân vật nêu trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch nhưng Sùng bà và Thị Kính là hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo. - Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến. - Thị Kính thuộc loại nhân vật chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường. - Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc. - Thị Kính có thái độ hết sức ân cần, dịu dàng đối với chồng. Khi chồng ngủ, nàng dọn kĩ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng băn khoăn lo lắng về sự dị hình đó. Những cử chỉ ấy cùng lời độc thoại đã chứng tỏ Thị Kính rất yêu thương chồng. Đó là một tình cảm chân thật, tự nhiên. 3. (Câu 5, Sgk tr 120) - Liệt kê hành động của Sùng bà: * Dúi đầu Thị Kính ngã xuống. * Bắt thị Kính ngửa mặt lên. * Không cho Thị Kính phân bua. * Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống. Đó là những hành động thô bạo và tàn nhẫn, hoàn toàn không có một chút tình cảm giữa mẹ chồng - con dâu. - Liệt kê ngôn ngữ của Sùng bà: Về phía mình, bà nói: * Giống nhà bà đây giống phượng giống công. * Nhà bà đây cao môn lệch tộc. * Trứng rồng lại nở ra rồng, về phía Thị Kính, bà nói: * Tuồng bay mèo mả gà đồng. * Mày là con nhà cua ốc. * Liu diu lại nở ra dòng liu điu * Đồng nát thì về Cầu Nôm. Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra. 4. (Câu 6, Sgk tr 120) - Trong trích đoạn, Thị Kính kêu oan năm lần. Trong đó, bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng. * Lần thứ nhất, với mẹ chồng: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi! * Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: Oan cho con lắm mẹ ơi! * Lần thứ ba, với chồng: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi! Những lần kêu oan trên hoàn toàn vô ích. Thiện Sĩ thật nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Còn những lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ như đổ dầu vào lửa. Sau mỗi câu van xin của Thị Kính, bà lại đay nghiến bằng những lời mắng chửi, buộc tội thậm tệ hơn. * Lần cuối cùng là lần thứ năm, kêu oan với cha ruột là Mãng ông: Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, tuy nhiên, đó cũng là lời thở than đau khổ và bất lực: Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào! 5. (Câu 7, Sgk tr 120) - Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về. - Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn. - Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc. - Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ. 6. (Câu 8, Sgk tr 120) - Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi). - Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau: * Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực. Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ. II. LUYỆN TẬP Chủ đề của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” - Chủ đề: Đoạn trích Nỗi oan Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. - Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng không thể giãi bày.

25 tháng 3 2016

* Nội dung:
- Thể hiện phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thể hiện cách nhìn nhận, thái độ của nhân dân ta.
+ Cảm thông, thương xót người phụ nữ và người lao động nghèo khổ.
+ Lên án, tố cáo giai cấp phong kiến.

3 tháng 4 2016

Nhân hóa, So sánh
Ý nghĩa là nêu vai trò to lơn của tình bạn đối với mỗi người
Chủ đề tình ban

20 tháng 4 2016

-"Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt".

-

6 tháng 5 2021

-Độ phì đất, độ phì nhiêu hay độ màu mỡ là khả năng của đất để duy trì sự phát triển của cây trồng trong nông nghiệp

chỉ biết độ phì của đất là gì thôi à

14 tháng 4 2016

Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại :

- Lòng yêu nước

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nên văn hóa dân tộc

Học sinh chúng ta cần phải học thật tốt, thật nhiều để biết thêm về lịch sử dân tộc và tuyên truyền bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông đã xây dựng

4 tháng 4 2017

Này em,cô nghĩ cái này ko phải ngữ văn đâu em ạ!