Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp nhân hóa: Cánh cò "cõng" nắng qua sông và "chở" luôn nước mắt cay nồng của cha
- Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ.
- Việc lựa chọn những từ ngữ xưng hô đó cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến và trân trọng, cảm phục của tác giả dành cho Lượm. Với tác giả Lượm vừa là đứa cháu nhỏ đáng yêu và cũng là một người đồng chí, đồng đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1)a)– Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.
– Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.
b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)
2)
– Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.
– Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.
– Nguyên nhân:
+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.
+ Sức ép từ phía gia đình.
+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.
– Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.
– Giải pháp:
+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.
+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.
– Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
3)
I
Khái quát:
– Trích dẫn câu văn trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
– Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:
+ Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.
+ “Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.
II
Phân tích:
1Tình yêu làng của ông Hai:
aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:
– Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:
– Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
– Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
– Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.
– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.
– Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
– Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
– Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.
cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:
– Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
2
Tình yêu nước của ông Hai:
– Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)
III
Đánh giá:
– Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
– Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
Trong các truyền thuyết đã được đọc em thích nhất là truyền thuyết Thánh Gióng và đặc biệt em ấn tượng với nhân vật Gióng. Ấn tượng từ sự ra đời của cậu, ấn tượng khi cậu lớn nhanh như thổi cha mẹ không nuôi nổi cậu và phải nhờ tới sự giúp đỡ của dân làng. Và đặc biệt em rất ấn tượng khi Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ lên ngựa sắt xông pha ra trận, lúc ấy trông Gióng như một tượng đài của một tướng lĩnh tài ba, gan dạ. Hình ảnh ấy cứ đọng lại mãi khiến em không thể nào quên.
ý nghĩa: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.
phân tích : có thể tham khảo đường link dưới đây nhé
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/tu-van-ban-a-oi-tay-me-hay-phan-tich-hinh-anh-ban-tay-me-faq842106.html