Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
LLVT Thủ đô ra đời từ trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng Thủ đô. Cán bộ, chiến sĩ xuất thân từ mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, giúp đỡ, che chở, đùm bọc mà từng bước trưởng thành. Mục tiêu chiến đấu của LLVT Thủ đô là giành và giữ vững độc lập, tự do cho quê hương đất nước, cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Thủ đô trong bất cứ tình huống nào cũng luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, chiến sĩ của các đội cảm tử quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, của các đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng để tiêu diệt quân thù, nhiều đồng chí bị thương nặng vẫn không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng...Sự hy sinh và chiến công của họ, góp phần bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến.
Refer
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là người huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Vào bộ đội năm 1949, đến năm 1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông làm tiểu đội trưởng một đơn bị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, ông chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo bị đứt, khẩu pháo lao quá nhanh, ông hô đồng đội "thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo" và ông đã lấy thân mình chèn bánh xe, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực. Tô Vĩnh Diện đại diện cho lớp chiến sĩ hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Tham khảo
1. Tháng 11-979, tại Kinh đô Hoa Lư nước Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng đế và Thái tử kế vị Đinh Liễn, trong một đêm uống rượu ngủ say ở ngoài sân cung đình, đã bị kẻ bề tôi là Đỗ Thích sát hại. Sự kiện “Đỗ Thích thí Đinh Đinh” này đã dẫn ngay đến những rối loạn triều chính nghiêm trọng. Và triều đình nhà Tống ở phương Bắc-luôn ôm mộng thôn tính nước Việt ở phương Nam-đã không bỏ qua cơ hội này.
Nghe lời tâu bày của Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo, đương chức Tri (quản lý) Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng Tây): “An Nam quận vương (Đinh Bộ Lĩnh) cùng với con trai là (Đinh) Liễn bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh lấy. Nếu bỏ qua lúc này mà không mưu tính, sợ lỡ cơ hội”, và theo mưu kế gọi là: “Tiếng sét đánh mau, che tai không kịp” của Tể tướng Lư Đa Tốn, Hoàng đế Tống Thái Tông đã quyết định ngay việc đưa quân sang xâm lược nước Việt.
Vào tháng 7 năm Canh Thìn (980), Bộ chỉ huy quân Tống xâm lược được thành lập, gồm Hầu Nhân Bảo-Tổng chỉ huy, Tôn Toàn Hưng-Phó tổng chỉ huy, cùng một loạt tướng lĩnh: Trần Khâm Tộ, Hắc Thủ Tuấn, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Vương Soạn, Giả Thực… và được lệnh đem các cánh quân thủy bộ lên đường Nam chinh ngay.
Tin dữ đã được cấp báo về Hoa Lư, từ Lạng Sơn, vào lúc triều đình nhà Đinh mới tạm đưa được người con nhỏ 6 tuổi của Đinh Tiên Hoàng đế là Đinh Toàn lên ngồi ngai kế vị, mẹ đẻ của Đinh Toàn là Dương Thái hậu “buông rèm thính chính” và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Phó vương nhiếp chính.
Đối sách của những người đứng đầu triều đình Hoa Lư này, trước nạn ngoại xâm, trước hết-phù hợp với lòng dân và quân sĩ-là kháng chiến và chọn Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” liền đó chép tiếp:
“Khi (triều đình) đang bàn kế hoạch xuất quân thì Cự Lạng cùng các tướng quân khác-đều mặc áo trận-đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. (Nhưng) bây giờ thì chúa thượng còn trẻ thơ, (mà) chúng ta dẫu hết sức liều chết để đánh giặc, may được chút công lao thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn ông Thập đạo (Tướng quân Lê Hoàn) làm Thiên tử, sau đó hãy xuất quân thì hơn”. Quân sĩ nghe vậy đều hô: “Vạn tuế”. (Dương) Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời đăng quang ngôi Hoàng đế”.
Bấy giờ là tháng 8 năm Canh Thìn (980). Vừa đúng lúc Hoàng đế nhà Tống tuyên chiếu chỉ chính thức phát động và ra lệnh cho các cánh quân xâm lược Đại Cồ Việt xuất phát!
2. Về cuộc kháng chiến chống Tống và trận Bạch Đằng lần thứ hai, sử liệu gốc không những ít mà còn mâu thuẫn và mơ hồ.
Sử sách chính thống, cổ truyền của ta đều nói: Chiến sự bắt đầu vào tháng 3 năm Tân Tỵ (981), khi các cánh quân Tống của “Hầu Nhân Bảo đến Lãng Sơn, Trần
ÂÂ Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng”.ÂÂ Đây là câu viết trong “Đại Việt sử lược”-bộ sử cổ nhất, từ đầu thế kỷ 14, còn sót lại được đến nay. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ở nửa sau thế kỷ 15 chép lại nguyên văn như thế nhưng thay chữ “Lãng” bằng chữ “Lạng”. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” (cuối thế kỷ 19) cũng chép theo đúng sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, chỉ thêm tên Tôn Toàn Hưng vào cạnh tên Hầu Nhân Bảo.
Không kể sai lầm của một bản dịch cũ, sách “Đại Việt sử lược” đã viết địa danh Lãng Sơn thành Ngân Sơn, khiến có người đã tưởng tượng thêm ra một đường tiến binh nữa của quân Tống là theo hướng Cao Bằng-Bắc Kạn ngày nay (qua Ngân Sơn) để tràn xuống trung châu nước Việt, mà ngay cái cách đổi chữ “Lãng” thành chữ “Lạng” của các sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng đã khiến thêm rối loạn sự nhận thức về các địa điểm đóng quân của giặc và chiến trường đánh giặc, khi lại khiến nhiều người tưởng tượng ra sự thể: Quân Tống cũng có thể đã theo đường biên giới Lạng Sơn (qua Chi Lăng) mà thâm nhập vào trung tâm nước Việt!
Sự thực lịch sử là: Để vào nước Việt, quân Tống chỉ dùng một đường ven biển đông bắc đất nước ta, cả thủy lẫn bộ, giống như các lần Nam chinh trước đấy, từ cuộc hành quân của Mã Viện đi trấn dẹp Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở buổi đầu Công nguyên, cho đến lúc bấy giờ là thế kỷ 10. Chỉ khác một điều là bấy giờ đã xuất hiện tòa Kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt từ năm 968, cho nên đích đến của quân Tống cũng là nhằm vào đấy! Vì thế, các cánh quân thủy bộ của chúng mới tới Lãng Sơn (Quảng Ninh ngày nay), Bạch Đằng (giữa Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay) và Tây Kết (Hưng Yên bây giờ) vào thời gian tháng 3 năm Tân Tỵ (981) như các bộ sử chính thống cổ truyền của ta đã chép.
Nhưng căn cứ thêm vào sử liệu gốc Trung Quốc thì thấy rằng: Từ thời gian trước tháng 3 năm Tân Tỵ (981), chiến tranh đã xảy ra rồi, trong khi sử cũ nước Việt-chắc là vì không nắm kỹ và chi tiết được những diễn biến chiến sự về phía giặc xâm lược Tống, nên đã “bỏ qua”!
Mặt khác, sử liệu trong dân gian và những tư liệu trên thực địa nước ta cũng lại cho thấy có nhiều điều khớp với những ghi chép chi tiết, những tản mạn trong sử sách Trung Quốc.
Ấy là từ cuối tháng Chạp năm Canh Thìn (đầu năm 981) đã có những cuộc giao tranh giữa cánh quân Tống do chủ tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy và quân dân nhà Tiền Lê do Hoàng soái Lê Hoàn-đóng hành dinh ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng ngày nay) và Chí Linh (Hải Dương bây giờ) chỉ huy trên dọc tuyến trận từ cửa sông Bạch Đằng đến vùng Lục Đầu giang!
Có một thực tế lịch sử là: Giặc đã vào sâu được nội địa nước ta và đã mưu toan từ nhiều hướng, tiến về Hoa Lư. Nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân dân ta và đặc biệt là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cánh quân của Hầu Nhân Bảo và cánh quân của Tôn Toàn Hưng, cho nên cuối cùng, chủ lực của giặc đều phải lui về, hoặc đến tập kết ở vùng gọi là “Hoa Bộ” để chỉnh đốn lực lượng.
Đến đây thì nổi lên vấn đề địa danh “Hoa Bộ”. Cũng giống như việc xác định đúng được vị trí của Lãng Sơn là xác định đúng được đường tiến binh của quân Tống, việc xác định đúng được vị trí của “Hoa Bộ” là xác định đúng được vùng tập kết chủ lực của giặc, dẫn đến diễn biến đích thực của trận Bạch Đằng lần thứ hai.
Trên thực địa nước ta, cho đến bây giờ vẫn không thấy có địa danh “Hoa Bộ” ở chỗ nào. “Hoa Bộ” chỉ nằm chủ yếu trong sử sách Trung Quốc. Vì thế, đây là tiếng Hán (Bắc Kinh) để phiên âm một địa danh tiếng Nôm, thuần Việt. Do đấy, có thể chuyển ngữ “Hoa Bộ”-là địa danh tiếng Hán Việt-sang cách phát âm tiếng Trung (Bắc Kinh) của địa danh này. Từ đấy sẽ gặp được sự “na ná” (đồng âm) của một địa danh tiếng Nôm, thuần Việt, ngày nay vẫn tồn tại trên thực địa, chỉ vùng đất và quả núi “U Bò” ở trên bờ và đoạn giữa của dòng sông Bạch Đằng, thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Trận Bạch Đằng thứ hai đã diễn ra từ đây và ở đấy.
Có ba sử liệu gốc Trung Quốc chép khá thống nhất về sự kiện này.
Một là sách “Tống sử”: “Khi Lưu Trừng đưa quân đến thì Toàn Hưng cùng Lưu Trừng theo đường thủy tới thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc (tức quân ta) lại trở về Hoa Bộ. Đến đây, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo. Nhân Bảo bèn bị giết chết”.
Hai là sách “Tục tư trị thông giám”: “Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 6, tháng 3, ngày Kỷ Mùi (28-4-981). Giao Châu hành doanh của quân Tống phá được 15.000 quân của Lê Hoàn ở sông Bạch Đằng, chém được hơn 1.000 thủ cấp, lấy được 200 chiến hạm, thu được hàng vạn mũi tên, áo giáp. Cũng trận này, giặc (tức quân ta) giả vờ hàng để dụ Nhân Bảo. Nhân Bảo cả tin liền bị giặc giết hại”.
Ba là sách “An Nam chí nguyện”: “Thế lực của giặc (tức quân ta) rất mạnh. Quân hậu viện (của Tống binh) chưa kịp đến thì Nhân Bảo đã sa hãm trong vòng trận, bị loạn quân giết chết, ném xác xuống sông”.
3. Trận Bạch Đằng thứ hai diễn ra vào ngày 28-4-981 vậy là nằm trong cục diện chiến tranh dằng dai giữa quân dân nhà Tiền Lê và giặc xâm lược nhà Tống, trong vòng 3 tháng đầu năm 981, trước đấy.
Khác với trận Bạch Đằng lần thứ nhất, khi soái tướng Ngô Quyền đã bày trận địa cọc, kết hợp với thủy triều lên xuống, chủ động đón đánh vỗ mặt quân xâm lược Nam Hán từ ngoài biển tiến vào vùng cửa sông Bạch Đằng và cũng khác với trận Bạch Đằng lần thứ ba, khi Thánh tướng Trần Hưng Đạo cũng dùng trận địa cọc, kết hợp với thủy triều lên xuống, nhưng là để chẹn đường giặc xâm lược Mông Nguyên từ nội địa rút chạy ra biển, phục kích mà tiêu diệt chúng ở quãng trước ngã ba sông Chanh gặp sông Bạch Đằng; trận Bạch Đằng lần thứ hai là kết quả của mưu kế “đập nát đầu rắn”. Khi Hoàng soái Lê Hoàn chọn nhằm vào chủ tướng quân Tống xâm lược là Hầu Nhân Bảo mà bày một trận đánh lớn ở khúc giữa sông Bạch Đằng, tuy phải tổn thất nặng nề nhưng là để trọn vẹn kế trá hàng mà giết chết được kẻ cầm đầu của giặc.
Sau trận Bạch Đằng lần thứ hai này, toàn bộ cuộc xâm lược và quan quân xâm lược nhà Tống lâm vào cảnh “rắn mất đầu”, vỡ trận, trong khi Hoàng soái Lê Hoàn thừa thắng mở tiếp ngay những trận đánh tiêu diệt ở khắp nơi, kể cả trận tiêu diệt cánh quân giặc đã vào sâu được đến trung tâm Đồng bằng châu thổ sông Hồng (ở Tây Kết, Hưng Yên)!
Tổng hiệu quả của trận Bạch Đằng lần thứ hai “đập nát đầu rắn” này thật là lớn, vì đã dẫn thẳng tới sự thảm bại của toàn cuộc nhà Tống xâm lược, từ cuối năm
Canh Thìn (980) đến đầu năm Tân Tỵ (981), với sự kết thúc số phận những kẻ cầm quân Nam chinh, được chính sử sách phía Trung Quốc ghi lại thật bi đát, làm hình ảnh tiêu biểu: Chủ tướng Hầu Nhân Bảo chết trận, tướng thủy quân Lưu Trừng ốm chết, phó tướng Tôn Toàn Hưng bị vua Tống hạ lệnh chém đầu đem bêu ở chợ, tướng Vương Soạn bị xử tội chết (giết ở Ung Châu). Các tướng: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… bị bắt sống, điệu về giam ở Hoa Lư…
Tham khảo
Vua Kiến Phúc lên ngôi ngày 2/12/1883, tạo điều kiện cho phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu củng cố thế lực, tăng cường lực lượng quân sự ở các tỉnh và kinh đô, cũng như củng cố hệ thống sơn phòng ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Bắc.
D
Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950