K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2017

Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, bác lái xe đã giới thiệu với ông hoạ sĩ : “anh thanh niên là người cô độc nhất thế gian”. Đây là một cách nói của bác lái xe nhằm gây ấn tượng, gây chú ý về nhân vật anh thanh niên. Quả thực anh thanh niên ít có điều kiện tiếp xúc với mọi người, anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Anh lại làm công việc đo nắng, đo gió, đo mưa nên càng ít có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện với người khác. Chính vì thế mà anh đã từng lấy cây chặn xe để mong có dịp được chuyện trò, làm quen với mọi người đi ngang qua.

- Nhưng mặc dù vậy, anh không hề cô đơn. Cho dù phải sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có mây mù, cây cỏ. Nhưng anh rất yêu công việc. Với anh, khi làm việc, anh với công việc là đôi, công việc của anh gắn với bao anh em đồng chí. Công việc của anh đã góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( việc phát hiện một đám mây khô..... bộ đội bắn rơi máy bay Mĩ...) Ngoài ra, anh còn biết cách tự tạo cho mình những niềm vui trong cuộc sống, biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên giàu có, phong phú. Anh thích đọc sách bởi đọc sách cũng có nghĩa là có người để trò chuyện. Rảnh rỗi, anh còn trồng hoa, trồng cây thuốc, nuôi gà. Ngày lại ngày, anh bị cuốn đi trong công việc, vậy làm sao anh có thể cô độc ? Nói đúng hơn anh là con người sống thật hạnh phúc !

19 tháng 1 2023

Em đồng tình với ý kiến như vậy. Cách giới thiệu đó giúp cho người đọc dễ hình dung ra công việc của anh thanh niên, đồng thời ý chỉ đây là công việc gian khó, ít người làm và anh là người hiếm hoi làm công việc này. Công việc cộng với thời tiết khắc nghiệt nên chỉ có một mình anh sống trên đỉnh núi và cô độc một mình.

7 tháng 12 2019

Anh thanh niên ấn cái làn vào tay bác giả và vội vã bảo rằng cái này để bác, cô và bác lái xe ăn trưa. Anh cảm thán minh có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Anh nói mình không tiễn bác và cô ra xe được vì gần đến giờ "ốp". Đồng thời, anh dặn bác trở lại chơi.

5 tháng 12 2019

1. Bác lái xe xướng to lên bảo mọi người nghỉ một lúc lấy nước, luôn tiện bà con lót dạ.

2. Trong lúc mọi người đang xôn xao, bác lái xe nói với ông họa sĩ rằng sẽ giới thiệu cho ông một người cô độc nhất thế gian và khẳng định thể nào ông cũng thích vẽ hắn.

7 tháng 1 2022

A

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ