K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

14 tháng 3 2021

.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam

31 tháng 5 2021

B LÀ VIẾT CÂU CA DAO KHÁC ĐỒNG NGHĨA HAY VIẾT BÀI VĂN Ạ?

31 tháng 5 2021

A/Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

14 tháng 3 2021

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến. Tất cả những công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.